XU HƯỚNG CHĂM SÓC DA MỚI: AHAs, BHAs, PHAs – ĐÂU LÀ LỰA CHỌN DÀNH CHO BẠN?

Duy trì độ cân bằng pH của da là một mục tiêu thiết yếu trong mọi chu trình chăm sóc da hàng ngày. Việc tìm kiếm sự kết hợp của các thành phần để duy trì sự cân bằng này có thể hơi khó khăn, nhưng nhận biết được sự khác biệt giữa các thành phần phổ biến sẽ phần nào giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp cho làn da của mình.
Một số hoạt chất acids được tìm thấy trong các sản phẩm dưỡng da có tác động khá mạnh, tuy nhiên, có một loại acid dịu nhẹ đang được sử dụng rộng rãi cho tất cả mọi loại da – kể cả là làn da nhạy cảm “đỏng đảnh khó chiều”. Bạn hãy xem tiếp phần thông tin dưới đây để biết thêm một số thông tin về sử dụng acids trong dưỡng da và đâu là loại acid dành cho da bạn nhé.
Alpha Hydroxy Acids (AHAs)
Có nhiều thành phần acids nổi bật được sử dụng trong skincare từ lâu đời thuộc nhóm alpha hydroxy acid (AHAs). AHAs là các acids tan trong nước, có thể sử dụng để tẩy tế bào chết dịu nhẹ bằng cách hoà tan các tạp chất như tế bào da chết, dầu nhờn thừa, sợi bã nhờn, bụi bẩn tích tụ trên da chúng ta sau một ngày dài. Những acid này cải thiện quá trình sản xuất collagen, làm mờ các đốm nâu trên gương mặt thông qua cơ chế ức chế sản sinh melanin AHA còn đóng vai trò làm một chất “mở đường” giúp thông thoáng bề mặt da, lỗ chân lông, tạo điều kiện cho các sản phẩm dưỡng da khác được hấp thu tốt nhất.

Glycolic Acid - Có thể dùng được cho mọi loại da trừ Da nhạy cảm
Glycolic acid là một trong những AHAs được mọi người biết đến nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Glycolic acid có trong nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, nhưng glycolic acid trong các sản phẩm dưỡng da thường có nguồn gốc từ cây mía. Glycolic acid có kích thước phân tử cực nhỏ, điều này giúp chúng dễ dàng thẩm thấu sâu trong da và hoạt động dưới da tốt, mang lại nhiều lợi ích vượt trội.
Mặc dù thành phần công thức và khả năng tác dụng của mỗi thương hiệu là hoàn toàn khác nhau, chúng ta thường có một nguyên tắc chung khi lựa chọn sản phẩm có chứa glycolic acid, đó là xem xét tỉ lệ phần trăm nồng độ được công bố trên bao bì sản phẩm.
Bảng nồng độ glycolic acid phù hợp với từng loại da:
· Trên 5%: da hỗn hợp thiên dầu hoặc da dầu
· Từ 2-5%: da khô, da hỗn hợp thiên khô, da thường hoặc da lão hoá
Ngoài tác dụng tẩy tế bào chết ưu việt, glycolic acid còn được xem như một thành phần có khả năng chống lão hoá hữu hiệu. Glycolic acid làm mờ vết thâm mụn để lại, làm mờ các nếp nhăn, vết chân chim sâu trên bề mặt da, làm đều màu da.

Amino Acid Trái Cây (AFAs) - Có thể sử dụng cho mọi loại da
Amino acid có nguồn gốc từ trái cây - là một trong những thành phần tẩy tế bào chết hoá học có thể dùng cho tất cả mọi loại da, trong tất cả mọi điều kiện khác nhau, kể cả da dễ bị rosacea, mà không gây bất kỳ sự kích ứng nào cả. Amino acid có kích thước phân tử lớn hơn glycolic acid nên amino acid không có khả năng thẩm thấu sâu như glycolic acid. Amino acid hoạt động tốt nhất trên bề mặt da, giúp cải thiện tông da cũng như kết cấu của da trong khi tẩy tế bào chết và làm thanh lọc các lỗ chân lông. Ngoài ra, AFA cũng làm giảm lượng bã nhờn dư thừa, đóng vai trò như một chất chống ôxy hoá, và còn có khả năng dưỡng ẩm nhẹ.
AFAs được chiết xuất từ ngọn của cây mía đường. Tận dụng các ưu thế của AFAs, bạn có thể làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn, lỗ chân lông to, vết chân chim, cũng như các dấu hiệu lão hoá khác. Một số sản phẩm có thành phần AFAs còn được kết hợp với vitamin C (vốn được biết đến là một chất chống ôxy hoá cực kỳ tốt), giúp kích thích sản sinh collagen, elastin, cải thiện độ đàn hồi của da, mà vẫn duy trì được khả năng tẩy tế bào chết hiệu quả, nhẹ nhàng, không gây kích ứng.
Citric Acid - Có thể sử dụng mọi loại da
Citric acid là loại acid có nguồn gốc từ trái cây họ cam chanh quýt. Nó hoạt động như một chất kích thích tăng tốc độ sản sinh tế bào mới, làm giảm nếp nhăn, thúc đẩy để da được đều màu, kết cấu ổn định. Loại acid này cũng có hiệu quả làm ngăn chặn hiện tượng bít tắc lỗ chân lông, làm sáng da đáng kể.
Thông thường chúng ta hay nhầm lẫn citric acid với ascorbic acid. Cả hai loại acid này đều có nguồn gốc từ trái cây họ chanh nhưng chúng mang lại những tác dụng hoàn toàn khác nhau đối với làn da. Citric acid giúp tẩy tế bào chết khá nhẹ nhàng, trong khi đó, vitamin C (tên gọi khác của ascorbic acid) giúp làm sáng da và tăng cường độ khoẻ cho da bằng cách bảo vệ tế bào da khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Lactic Acid - Có thể sử dụng cho mọi loại da
Lactic acid cũng là một loại AHAs được biết đến rộng rãi giống như glycolic acid. Lactic acid được sản sinh trong quá trình lên men của carbohydrates có trong thực vật, rau củ, trái cây, và cả sữa. Lactic acid có kết cấu phân tử lớn hơn glycolic acid, vì vậy hoạt động của nó trên da nhẹ nhàng hơn. Acid này thường được sử dụng dành cho những người có làn da nhạy cảm vì khả năng giúp kết dính các chất ẩm và dưỡng chất lên tế bào da.
Beta Hydroxy Acids (BHAs) - Sử dụng tốt nhất cho da thường đến da dầu
Nếu bạn đã từng dùng một sản phẩm có chứa BHAs, thì khả năng lớn là sản phẩm đó có chứa salicylic acid. Salicylic acid có khả năng tan trong dầu nên cực kỳ phù hợp với những ai có làn da hỗ hợp thiên dầu cho đến da dầu. Các phân tử acid sẽ được hoà tan theo lớp dầu trên bề mặt da và theo vào trong các lỗ chân lông, giúp tẩy tế bào chết và xử lý mụn hiệu quả. Điều này đặc biệt có lợi cho những làn da dầu đang gặp phải mụn hoặc dễ bị mụn, cho nó đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết mụn viêm và ngăn chặn hình thành thêm mụn mới.

Tuy nhiên, salicylic acid không thực sự có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, và nhược điểm là salicylic acid rất dễ gây khô da. Để tăng cường công dụng, bạn nên kết hợp salicylic acid với benzoyl peroxide và kem dưỡng ẩm không có gốc dầu ngay sau đó. Hai sản phẩm này là đôi bạn rất thân của BHAs. Cụ thể là, trong khi salicylic acid giữ cho lỗ chân lông thông thoáng, benzoyl peroxide giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn trên da. Bộ đôi này giúp xử lý và ngăn ngừa nhiều vấn đề về mụn. Bên cạnh đó, dùng kem dưỡng ẩm để ngăn không cho salicylic làm khô da quá mức, khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên, dẫn đến da kém đàn hồi và tiết nhiều dầu trở lại. Nên nhớ, vì bạn sở hữu làn da dầu nên hãy chọn những loại kem dưỡng ẩm nào có dạng gel, kết cấu nhẹ nhàng, không có thành phần dầu, không gây bóng nhờn cho da để đạt được hiệu quả chăm sóc da tối đa nhé.
Polyhydroxy Acids (PHAs)
Polyhydroxy acids, dù đã được phát hiện từ rất lâu, nhưng gần đây chúng mới trở thành một xu hướng mới được sử dụng trong skincare. Công thức mạnh mẽ của polyhydroxy acids hoạt động tốt nhất cho những làn da nhạy cảm với bệnh chàm, rosacea, hoặc viêm da dị ứng. Polyhydroxy acids là một thành phần tối ưu hơn AHAs vì chúng mang lại những lợi ích tương tự trong khi giảm thiểu rất nhiều khả năng gây kích ứng.

Gluconolactone – phù hợp cho mọi loại da và có tác dụng tốt nhất cho Da nhạy cảm
Gluconolactone có nguồn gốc từ đường ngô (corn sugar) với cấu trúc phân tử lớn hơn nhiều so với các cấu trúc acids truyền thống, khiến cho chúng khó hấp thu xuống các tầng bì sâu dưới da. Chính vì đặc trưng trong cấu trúc này, gluconolactone hoạt động chủ yếu trên bề mặt da, giảm thiểu tối đa khả năng gây kích ứng da mà vẫn đảm bảo được hiệu quả. Đây cũng được xem là một trong những chất chống ôxy hoá mới nhất có tác dụng bảo vệ sự đàn hồi, kết cấu dẻo dai của làn da, chống lại các gốc tự do gây hại.