TẤT TẦN TẬT TỪ A-Z VỀ NÁM DA MÀ BẠN CẦN BIẾT

Có phải bạn đang trải qua một đợt bùng phát các mảng tối trên da của bạn? Nó có thể là một loại tăng sắc tố da do sự suy giảm của nội tiết tố nữ thường được biết đến như “ Mặt nạ thai kỳ” hoặc đơn giản hơn là nám da.
Hiện tượng này có phải là một báo hiệu tốt hay không?. Nám da có thể được điều trị tại các phòng mạch hay cũng có thể điều trị tại nhà bằng các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng mạnh. Bạn có muốn biết thông tin về tình trạng nám da không?. Chúng tôi đã tham khảo thêm một số ý kiến của bác sĩ da liễu được mọi người tin tưởng của Dr. Oz để tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng nám da, làm thế nào để biết rằng nếu như bạn đang gặp vấn đề với việc bị kích thích nội tiết tố hay không, cách điều trị như thế nào và còn nhiều thông tin nữa mà bạn cần nắm bắt. Hãy xem hướng dẫn của bác sĩ da liễu cho các trường hợp bị nám da nhé!
Vậy nám da là gì?
Như tôi đã nói ở trên, nám da còn được gọi là “mặt nạ thai kỳ” - đây là tình trạng gây ra bởi sự thay đổi nội tiết tố từ khi mang thai hoặc có sự rối loạn nội tiết tố, ví dụ như kế hoạch hóa gia đình - Dr. Dendy Engelman đã chia sẻ. “Nám da thường xuất hiện thành từng mảng trên da mặt - trán, môi trên là những điểm nhạy cảm - và tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn đàn ông” bác sĩ chia sẻ.

Thông thường, nám da được chia thành 3 loại:
– Nám da từng mảng: Đây là loại có “chân nám” nông (nằm ở lớp biểu bì– lớp trên cùng của da) và dễ điều trị dứt điểm nhất. Nám xuất hiện theo từng mảng màu khá nhạt, nguyên nhân là do các nhân tố khách quan từ môi trường nắng nóng, ô nhiễm hay việc dùng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, uống thuốc ngừa thai…
– Nám da sâu (nám đốm): Loại này có màu sẫm hơn và xuất hiện theo từng đốm nhỏ. Nếu soi trên máy có thể thấy ngay chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì của da. Nguyên nhân có thể do di truyền, nội tiết tố, hormone thay đổi đột ngột vì quá trình làm mẹ… Đây là loại nám “lì lợm” và khó điều trị nhất với thời gian kéo dài, thông thường chỉ có thể dứt điểm 80%.
– Nám da hỗn hợp: Với trường hợp làn da xuất hiện cả 2 loại nám nêu trên thì sẽ được xếp vào loại nám hỗn hợp. Loại này phức tạp ở chỗ phải điều trị bằng 2 cách cho những vùng nám khác nhau trên cùng một khuôn mặt.
Kế hoạch hóa gia đình, sử dụng thuốc ngừa thai ảnh hưởng gì đến nám da?

Tiến sĩ Engelman cho biết rằng: Sự thay đổi nội tiết tố từ việc kế hoạch hóa gia đình có thể gây ra nám da bằng cách kích thích các tế bào melanocyte tạo ra sắc tố melanin - đây là nguyên nhân dẫn đến da xỉn màu.
Điều đó không có nghĩa rằng tất cả các đối tượng đang có dự định kế hoạch hóa gia đình đề đều bị tăng sắc tố melanin. “Không phải tất cả mọi đối tượng đang trong quá trình kế hoạch nói riêng sẽ có nguy cơ bị nám da, mà các đối tượng khác cũng có thể bị mắc bệnh này”, tiến sĩ Engelman cho biết.
Tình trạng bị nám da, sạm da sau khi dùng thuốc ngừa thai xảy ra trên một số người dùng loại thuốc ngừa thai chứa progestins thế hệ cũ. Trong nhiều trường hợp, các đốm nám sẽ xuất hiện sớm, sau khi dùng thuốc chừng 2 - 3 tháng và có thể không phát triển sau một thời gian dùng thuốc. Tuy nhiên, khi đốm nám tiếp xúc với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời, chúng sẽ đậm lên.
Progestins trong thuốc còn có tác dụng giữ nước cho cơ thể nên gây ra tình trạng tăng cân. Vì vậy, khi thấy có đốm nám, sạm do dùng thuốc tránh thai xuất hiện thì bạn nên tạm dừng uống thuốc và sử dụng một biện pháp tránh thai an toàn khác như đặt vòng, dùng bao cao su. Việc sử dụng thuốc tránh thai luôn cần phải có sự chỉ định của bác sĩ, không dùng tùy tiện tránh gây hại cho sức khỏe.
Vậy khi nào bạn nên điều trị tình trạng này?
Nếu bạn nhận thấy những đốm đen xuất hiện trên da, điều tốt nhất lúc đó là bạn nên đến gặp chuyên gia da liễu để có thể chắc rằng những dấu hiệu đang xảy ra là gì và có được một phác đồ điều trị phù hợp với cá nhân của bạn - Tiến sĩ Engelman chia sẻ.

Những lưu ý cần được xem xét!
Điều cốt lõi nhất là gì? Ánh nắng mặt trời! Tiến sĩ Engelman cho rằng sự tăng sắc tố gây ra khi melanin được sản xuất quá mức trên da, đây là thành phần tạo ra màu tóc và da của chúng ta.

Engelman chia sẻ thêm: “Melanin sẽ được cơ thể sản xuất trong điều kiện gặp quá nhiều ánh nắng mặt trời để bảo vệ làn da của chúng ta khỏi những tác hại của tia UV, đây là lý do khiến cho chúng ta sẫm màu hơn so với làn da tự nhiên vốn có.” Ngoài ra, cô còn nhấn mạnh rằng: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên sẽ làm cho tình trạng da trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài tia UV mặt trời ra, Tiến sĩ Engelman còn đặc biệt cảnh báo mọi người nên cẩn thận trong việc sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần là acid salicylic, vì tác dụng phụ của nó có tác hại đến nám da.

Trên hết, chế độ ăn uống của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nám da. “Đã có rất nhiều báo cáo khuyên mọi người nên tránh xa một số loại thực phẩm có hàm lượng estrogen cao - ví dụ như trái cây sấy khô, đậu gà, đậu hũ, đậu nành và bánh ngũ cốc - sẽ giúp giới hạn hoặc điều chỉnh nám”, Engelman phát biểu.
Làm thế nào để thoát khỏi những ám ảnh của nám da?
Trong khi nám có thể làm bạn trở nên nản lòng và mất tự tin, đã có một số phương pháp điều trị tại nhà có khả năng làm phai màu các mảng da tối. Hơn thế nữa, “điều trị tại phòng khám như IPL và điều trị bằng laser (PDL) sẽ hỗ trợ cải thiện triệu chứng” - trích từ Engelman.
Dành cho những bạn đang tìm cách giảm bớt các vết da sậm màu tại nhà, Tiến sĩ Engelman đưa ra những khuyến cáo sau đây:
1. Sử dụng kem chống nắng

Không chỉ riêng Engelman, lựa chọn hàng đầu để giúp giảm các dấu hiệu của nám da là kem chống nắng. Việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời an toàn nhất chính là sử dụng yếu tố vật lý (kem chống nắng) có thành phần hóa học là titanium dioxide hoặc oxit kẽm. Như đã nêu, vùng da bị nám cực kỳ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, vì các tia UV làm cho da tăng sản xuất melanin. Từ lý do này, kem chống nắng hàng ngày có thể giữ cho việc tăng melanin bị hạn chế và ngăn quá trình hình thành nám trở nên mạnh mẽ hơn.
2. Phương pháp điều trị nám bằng Acid Glycolic
Glycolic Acid là 1 trong những Acid phổ biến nhất trong nhóm Alpha Hydroxy Acid. Glycolic Acid sử dụng chủ yếu nhằm làm bong đi lớp tế bào da chết trên bề mặt cũng như làm mỏng đi lớp sừng (lớp da trên cùng).
Bằng cách này, sử dụng Glycolic Acid giúp bề mặt da mịn màng hơn, đồng thời đẩy nhanh tốc độ của chu kỳ tế bào da (tốc độ này theo tự nhiên được cho là thường chậm đi 7% mỗi 10 năm), từ đó giúp làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn nhỏ và làm tăng sinh nguyên bào sợi Collagen.

Glycolic Acid hoạt động vừa như thành phần tẩy da chết vừa đóng vai trò dưỡng ẩm hiệu quả, giúp làm tăng nguồn cung cấp Hyaluronic Acid cho da - thành phần vốn nổi tiếng với khả năng giữ nước lên đến 1000 lần trọng lượng, do đó Glycolic Acid có thể giúp dưỡng ẩm cho da rất tốt.
Thích hợp với những người có làn da lão hóa nhẹ, có đốm nâu do tuổi tác hoặc làn da đang gặp phải nhiều vấn đề khác như xỉn màu.
3. Tẩy tế bào chết thường xuyên cũng góp phần cải thiện màu da

Tẩy tế bào chết cũng là một cách được biết đến phổ biến và cũng là một cách tuyệt vời nhằm thúc đẩy quá trình loại bỏ các tế bào sừng, tế bào chết trên bề mặt. Điều này giúp da bạn trở nên mượt mà và mềm mại hơn. Tác dụng này sẽ trông thấy rõ hơn nếu chế độ chăm sóc da của bạn đều đặn hàng tuần hoặc cứ hai tuần, nó sẽ hữu dụng lắm đấy.
4. Serum làm sáng da
Serum làm sáng da là một trong những lựa chọn cho các bạn đang gặp vấn đề về nám, serum từ huyết thanh là một công cụ hỗ trợ cho việc làm làn da của bạn trở nên sáng màu hơn. Một vấn đề cần lưu ý khi sử dụng loại sản phẩm này: Bạn phải mất khoảng từ 2 đến 4 tuần mới có thể thấy được hiệu quả - Jeanette Jackninm cho ý kiến.

Nên sử dụng huyết thanh làm sáng da hai lần một ngày, một lần vào buổi sáng trước khi thoa kem chống nắng và lần còn lại là vào ban đêm trước khi đi ngủ. Bạn chỉ cần sử dụng đều đặn và nhớ ngưng sử dụng nếu da của bạn bị kích ứng, da trở nên quá trắng hoắc có đốm khác màu.