HỒNG BAN NÚT: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Share this
Hướng dẫn - Kiến thức

HỒNG BAN NÚT: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Tổng quan

Hồng ban nút (Erythema nodosum) là một tình trạng da gây sưng đỏ hoặc bầm tím  phổ biến nhất trên cẳng chân. Đôi khi tình trạng này cũng xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể khi va chạm.

Đây là tình trạng có hình thức phổ biến nhất ở viêm tụy, là tình trạng viêm lớp chất béo bên dưới da. Bệnh này thường do phản hồi của hệ miễn dịch với nhiễm trùng hoặc do phản ứng thuốc khi dùng.

Triệu chứng

Bên cạnh triệu chứng ửng đỏ và sưng đau phần dưới chân thì còn các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, viêm họng, v..v..

Triệu chứng chính là ửng đỏ và những vết sưng đau ở phần dưới chân. Đôi khi những nốt đỏ này cũng có thể xuất hiện trên đùi, cánh tay, thân và mặt. Những cục u có kích thước từ ½  inch  đến 4 inch, nó xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể bạn từ 2 đến 50 nốt.

Hồng ban nút rất đau và có cảm giác nóng. Các nốt bắt đầu đỏ, sau đó chuyển sang màu tím, và khi lành chúng trông như thâm lại. Trong quá trình chữa bệnh các nốt này sẽ phẳng lại . Các vết bầm có thể kéo dài trong hai tuần, các vết sưng mới có thể tiếp tục hình thành tối đa trong sáu tuần.

Các triệu chứng khác của hồng ban nốt là:

●     Sốt

●     Mệt mỏi

●     Đau khớp

●     Đau ở chân

●     Sưng mắt cá chân

●     Mở rộng hạch bạch huyết ở ngực

●     Ho

●     Viêm họng

●     Giảm cân

●     Đau bụng

●     Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân

Trong những nguyên nhân dưới đây hơn một nửa trong số đó là chưa rõ nguyên nhân. Hồng ban nốt thường xuất hiện ngay sau khi bạn bị nhiễm trùng hay đã từng sử dụng một số loại thuốc nhất định. Các bác sĩ tin rằng có thể do hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với vi khuẩn và các chất khác mà bạn tiếp xúc.

Nguyên nhân gồm:

●     Nhiễm trùng như viêm họng hoặc bệnh lao

●     Phản ứng với các thuốc như thuốc kháng sinh (sulfonamid và các dạng penicillin), salicylat, iodua, bromua và thuốc tránh thai

●     Sarcoidosis, một tình trạng gây viêm ở nhiều nơi trong cơ thể

●     Coccidioidomycosis, nhiễm trùng phổi và đường hô hấp trên

●     Bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn

●     Mang thai

●     Ung thư (hiếm gặp)

Hồng ban nút (Erythema nodosum) thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 40. Ở nữ giới thì tình trạng bệnh cao gấp sáu lần so với nam giới. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và cả hai giới.

Những lựa chọn điều trị

Hãy trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả dành cho bạn.

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn thì  bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị. Còn trong quá trình điều trị mà bạn có phản ứng với thuốc thì nên ngừng thuốc ngay.

Những loại thuốc có thể kiểm soát cơn đau và các triệu chứng gây bệnh khác đến khi lành các nốt u:

●     Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin), hoặc naproxen (Aleve). Nếu bạn bị Crohn (bệnh viêm ruột) thì không nên sử dụng vì thuốc có thể kích hoạt bùng phát của bệnh.

●     Kali iodua

●     Steroid đường uống

Ngoài ra, trong quá trình các vết sưng lành lại bạn nên để chân tựa lên cao và mang vớ nén. Và để tránh gây kích ứng thì bạn không nên mặc quần áo quá chật hoặc gây ngứa.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ đưa ra những chuẩn đoán về tình trạng bệnh để làm những xét nghiệm cần thiết trong quá trình điều trị.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử sức khỏe là liệu bạn có bị nhiễm trùng hoặc sử dụng một số loại thuốc nào đó gần đây không. Sau đó, bác sĩ sẽ nhìn vào các vết sưng.

Bạn sẽ được xét nghiệm máu để phát hiện dấu hiệu gây viêm. Xét nghiệm máu cũng được sử dụng để kiểm tra bệnh lao và các bệnh nhiễm trùng khác. Bạn có thể được quệt hầu họng để xem có vi khuẩn Streptococcus ở cổ họng hay không.

Các xét nghiệm khác gồm:

●     Xét nghiệm nước tiểu

●     X-quang ngực

●     Cấy  phân

Bác sĩ có thể lấy mẫu mô từ lớp chất béo dưới da của bạn, xét nghiệm này được gọi là sinh thiết. Kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra mẫu dưới kính hiển vi xem những thay đổi liên quan đến bệnh hồng ban nút.

Trong quá trình mang thai

Phụ nữ mang thai bị hồng ban nút là rất ít, nhưng khi có những dấu hiệu của bệnh thì có thể điều trị khỏi trong vài tuần.

Khoảng 5% phụ nữ mang thai bị hồng ban nút. Nguyên nhân là do tăng nồng độ estrogen trong thai kỳ. Hồng ban nút (erythema nodosum) ở phụ nữ mang thai thì cũng được điều trị tương tự như ở phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên, một số loại thuốc như NSAID không được sử dụng cho phụ nữ mang thai. Nghỉ ngơi trên giường và mang vớ nén có thể giúp kiểm soát cơn đau và các triệu chứng gây bệnh khác.

Bác sĩ sản khoa có thể cho bạn biết cách tốt nhất để kiểm soát nốt ban đỏ trong suốt thai kỳ. Các vết sưng sẽ mờ đi trong vòng vài tuần.

Hồng ban nút có nguy hiểm?

Hồng ban nút có thể mang đến cảm giác không thoải mái, nhưng bệnh thật sự không quá nguy hiểm.

Trong vòng hai đến bốn tuần các vết sưng sẽ mờ dần đi, và cũng có thể mất hai tháng để chữa lành hoàn toàn. Vết bầm tím có thể xuất hiện vì các vết sưng mờ dần, nhưng thường không để lại sẹo. Chân của bạn có thể vẫn tiếp tục đau sau hai năm sau khi lành bệnh. Bệnh hoàn toàn có thể tái phát trong tương lai.