Bạn có nên bảo quản mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng da trong tủ lạnh?
Share this
Hướng dẫn - Kiến thức

Bạn có nên bảo quản mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng da trong tủ lạnh?

Tại sao nhiều người tin rằng, mỹ phẩm, khi được bảo quản lạnh ở một nhiệt độ ổn định quanh năm, sẽ giữ được trạng thái tốt nhất của sản phẩm trong thời gian lâu hơn bảo quản trong nhiệt độ thường tránh ánh nắng trực tiếp? Liệu niềm tin này có phải là sự thực hay không?

Một sản phẩm mới đang được giới tín đồ skincare dành cho những lời có cánh đó chính là tủ lạnh dành riêng cho việc bảo quản sản phẩm dưỡng da. Tại sao nhiều người tin rằng, mỹ phẩm, khi được bảo quản lạnh ở một nhiệt độ ổn định quanh năm, sẽ giữ được trạng thái tốt nhất của sản phẩm trong thời gian lâu hơn bảo quản trong nhiệt độ thường tránh ánh nắng trực tiếp? Liệu niềm tin này có phải là sự thực hay không? Và chúng ta nên bảo quản lạnh ở mức nào là vừa phải? Câu trả lời của chúng tôi là có, một cách ngắn gọn. Nếu bạn quan tâm đến các chi tiết cụ thể hơn, hãy theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé.

1. Làm thế nào để biết được sản phẩm dưỡng da đã bị hư hỏng và không thể tiếp tục sử dụng được nữa?

Nếu bạn từng sở hữu sản phẩm dưỡng da hay sản phẩm trang điểm, chúng tôi tin chắc rằng bạn đã từng được “trải nghiệm” qua một sản phẩm đã bị hư (có thể dù chưa hết hạn sử dụng). Thông thường, sản phẩm bị hư thường có màu sắc thay đổi so với bình thường, hoặc có mùi lạ, kết cấu sản phẩm bất thường, thậm chí xuất hiện mốc. Cũng có nhiều trường hợp, phần lớn chúng ta không nhận ra những sự thay đổi nhỏ nhặt này và vẫn tiếp tục sử dụng chúng. Điều gì sẽ xảy ra khi các sản phẩm này tiếp xúc trực tiếp lên da của chúng ta? Vấn đề thường gặp nhất ở da sau khi vô tình sử dụng các sản phẩm hư là nổi mụn. Chúng khiến da bạn breakout theo các mức độ khác nhau và dễ dàng khiến bạn sợ hãi vì không biết nguyên nhân nào làm cho bạn bất thình lình bị breakout. Ở trường hợp nặng hơn, các sản phẩm này còn gây ra kích ứng (như phát ban đỏ) hoặc tổn thương da.Tuy vậy, sẽ có những sản phẩm bạn thấy chúng mãi mãi “trường tồn” với thời gian, như là sản phẩm bột đất sét (dùng để trộn chung với các thành phần khác tạo thành mặt nạ đất sét) hay thạch dầu mỏ petroleum jelly (cụ thể là sản phẩm Vaseline).

Vậy thì điều gì khiến cho mỹ phẩm bị hư hỏng?

Phản ứng hoá học xảy ra ở các thành phần có trong sản phẩm

Phản ứng hoá học xảy ra ở các thành phần có trong sản phẩm là vấn đề thường gặp nhất dẫn đến tình trạng hư hỏng trước hạn sử dụng. Các thành phần có trong sản phẩm vì một lí do nào đó, trải qua các phản ứng hóa học và thay đổi thành các chất mới.Mặc dù bạn chỉ để các sản phẩm này yên ở đó, nhưng thực chất chúng vẫn rất bận rộn ở mức độ vi mô (dĩ nhiên, chúng ta đang nói đến trạng thái đứng yên). Ở bất kỳ nhiệt độ nào trên 0 tuyệt đối (0 K), có nghĩa là -273 ° C (hoặc -460 ° F), mọi thứ đều đang chuyển động với năng lượng.Nhiệt độ cũng là một dạng năng lượng. Khi bạn tăng nhiệt độ lên, thì cũng có nghĩa là bạn đang tăng các chuyển động ở mức độ phân tử này lên.Để phản ứng hóa học xảy ra, liên kết hóa học cần phải bị phá vỡ. Bằng cách này, các nguyên tử được giải phóng và có thể sắp xếp lại và biến thành các chất mới. Nếu có một phản ứng hóa học liên quan đến nhiều hơn một phân tử, hai phân tử cần phải va vào nhau đủ mạnh để phá vỡ các liên kết - nếu không các phân tử sẽ bật ngược ra mà không có phản ứng nào kéo theo.

Nếu bạn từng sử dụng vitamin C ở dạng ascorbic acid, thì chắc hẳn bạn đã biết được rằng bảo quản sản phẩm này vô cùng khó khăn vì chúng có thể biến đổi bất cứ lúc nào.

Trong sản phẩm làm đẹp, bạn không hề muốn có phản ứng nào xảy ra. Nếu bạn có một sản phẩm có axit ascorbic hoặc vitamin C trong đó, bạn chắc chắn sẽ muốn nó vẫn là vitamin C khi bạn đặt nó lên mặt chứ không phải là một chất nào đó khác.Lại quay lại với vấn đề nhiệt độ, nếu các phân tử bị làm nóng lên, chúng sẽ chuyển động nhiều hơn và di chuyển nhanh hơn, điều đó có nghĩa là chúng va vào nhau mạnh hơn và nhiều phản ứng xảy ra nhanh hơn. Mặt khác, chúng ta có thể làm cho các phân tử di chuyển chậm hơn và phản ứng chậm hơn bằng cách làm mát chúng xuống - đó là nơi tủ lạnh của bạn bắt đầu phát huy tác dụng.(Có một vài phản ứng không liên quan gì đến va chạm, nhưng nó hoạt động gần giống như vậy. Phản ứng phân hủy, khi một phân tử rơi ra, tăng tốc ở nhiệt độ cao hơn - cũng tương tự như việc bạn có một bức tường làm bằng Lego và bạn lắc mạnh hơn, nó sẽ tự bị phá vỡ nhanh hơn mà không có bất kỳ lực va chạm nào khác từ bên ngoài).

Vi sinh vật sinh sôi quá mức

Tất cả mọi sinh vật sống đều được cung cấp năng lượng bởi các phản ứng hoá học. Chính vì vậy, việc sinh sôi nảy nở vi sinh vật có trong các sản phẩm dưỡng da cũng liên quan mật thiết đến các quá trình sinh hoá.Với vi khuẩn và nấm mốc, điều này diễn ra phức tạp hơn một chút. Hầu hết các sinh vật có một phạm vi nhiệt độ nơi chúng hoạt động và nhân lên một cách hiệu quả nhất, và bằng cách làm mát sản phẩm (bao gồm luôn các vi sinh vật bên trong nó), bạn có thể đưa vi khuẩn và nấm mốc ra ngoài phạm vi nhiệt độ phát triển tốt nhất của chúng. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với các sản phẩm làm đẹp “tươi” mà không sử dụng chất bảo quản.

Thay đổi kết cấu sản phẩm

Kết cấu có được do emulsion.

Một cách mà các sản phẩm có thể bị hỏng mà không có phản ứng hóa học xảy ra là khi kết cấu thay đổi. Hầu hết các sản phẩm làm đẹp là các nhũ tương bao gồm các giọt của một chất này được cho vào trong một chất khác (ví dụ: các giọt dầu cho vào trong nước). Dầu và nước không giống nhau, và chúng cũng không thích nhau, vì vậy thường có các chất nhũ hóa trong sản phẩm để giúp giữ các giọt nước ở đúng vị trí mà không tách nhau ra dầu đi đường dầu nước đi đường nước. Nhưng ngay cả với sự hỗ trợ của các chất nhũ hoá, dầu và nước vẫn sẽ có xu hướng tách rời nhau ra, vì vậy cuối cùng, dưới tác động này hay tác động khác của môi trường, chúng sẽ tách ra. Ở nhiệt độ cao hơn, nhiệt lượng (năng lượng mà chúng ta nói bên trên) được cung cấp nhiều hơn, mọi thứ di chuyển xung quanh nhanh hơn và mạnh mẽ hơn, do đó các phân tử sẽ có nhiều năng lượng hơn để thoát khỏi cấu trúc nhũ tương và toàn bộ sản phẩm sẽ bị tách rời từng thành phần ra một mà không giữ được kết cấu như ban đầu khi sản phẩm còn mới.
Vì vậy, rõ ràng, việc đặt sản phẩm vào trong tủ lạnh sẽ giúp chúng có thể giữ được lâu hơn mà không bị hư hỏng. Nhưng như vậy thì tại sạo chúng ta không đặt chúng luôn vào trong tủ đông?Tủ đông có trong đủ lạnh được dùng để đóng băng nước, và các sản phẩm làm đẹp chứa rất nhiều nước.

Đóng băng có hai tác dụng:

Sự giãn nở của nước

Nước nở ra khi bị đóng băng.

Nước nở ra khi nó bị đóng băng, đặc biệt là khi bạn làm lạnh tương đối chậm trong tủ đông tiêu chuẩn. Nếu bạn có một sản phẩm chứa toàn bộ tế bào thực vật (có nghĩa là lượng nước có trong sản phẩm này nhiều hơn), nước sẽ nở ra và làm vỡ các tế bào, mang lại cho bạn một kết cấu mịn màng. Điều này chỉ xảy ra với những sản phẩm như mặt nạ tươi, thành phần bao gồm rất nhiều trái cây và rau quả.

Sự hoá hợp

Các phân tử nước cũng thích đến gần với nhau hoặc liên kết lại khi chúng bị đóng băng. Điều này có nghĩa là rất nhiều trường hợp, khi bạn đóng băng một sản phẩm và sau đó rã đông sản phẩm, vị trí của nước sẽ thay đổi so với ban đầu.Hiện tượng này đặc biệt gây ra vấn đề đối với nhũ tương. Nước đóng băng từ một bên của sản phẩm di chuyển hết sang bên kia. Lớp nước đóng băng mở rộng ép các giọt dầu lại với nhau, làm cho nhũ tương tách ra, vì vậy khi bạn rã đông, nó sẽ mất đi kết cấu giống như kết cấu ban đầu.

Kết cấu của một sản phẩm có nhũ tương (emulsion). Hiện tượng emulsion có mặt trong rất nhiều sản phẩm dưỡng da để tạo ra kết cấu bông, mềm, mịn màng cho sản phẩm.


Bạn có thể đã trải qua một cuộc “chia ly” tương tự nếu bạn đã từng uống một chai nước đông lạnh trước khi rã đông hoàn toàn. Nó bắt đầu siêu ngọt khi tất cả hương vị và đường được vắt ra khỏi mặt nước, và cuối cùng, bạn còn lại một khối băng nhạt nhẽo ở chính giữa.Đóng băng một sản phẩm và làm cho nước liên kết hết lại với nhau cũng có thể làm rối hệ thống bảo quản. Nếu sản phẩm được pha chế đúng cách ngay từ đầu, sẽ có mức chất bảo quản hiệu quả hoà tan đều trong toàn bộ sản phẩm. Nhưng nếu nước di chuyển xung quanh, bạn có thể kết thúc với các phần sản phẩm được bảo quản kém do thiếu chất bảo quản và các khu vực khác được bảo vệ quá mức. Các khu vực được bảo vệ thấp sẽ phát triển vi khuẩn dễ dàng hơn rất nhiều, và vì chúng ta không bao giờ có thể mở một cái bình ra mà không cho vi khuẩn vào, đó là tin xấu cho bạn về tuổi thọ của sản phẩm.(Nếu bạn có thể đóng băng sản phẩm đủ nhanh, việc nước giãn nở và kết tụ nước không phải là vấn đề vì các giọt nước không có thời gian để kết hợp với nhau và băng không có thời gian để mở rộng nhiều. Đó là lý do tại sao thực phẩm đông lạnh từ siêu thị thường rã đông với kết cấu đẹp hơn những thứ bạn tự đông lạnh tại nhà, và tại sao kem nitơ lỏng lại mịn như vậy. Nhưng công nghệ đông lạnh nhanh này thực sự không thể có trong tủ lạnh nhà bạn. Tất cả phụ thuộc vào công nghệ làm đông, dẫn đến thời gian đông nhanh hay chậm)

Kem (ice-cream) được làm đông nhanh trực tiếp bằng nitro sẽ khiến cho nước không kịp nở hay kết tụ lại với nhau. Nhờ đó, bạn sẽ có được kết cấu mịn mượt như ban đầu. Nhưng chúng ta không thể làm điều này với tủ đông ở nhà được.

2. Những sản phẩm bạn nên và không nên cấp đông

Nếu bạn không quan tâm đến sự thay đổi kết cấu và bạn chỉ quan tâm đến việc giữ nguyên các phân tử thành phần hoạt động, và bạn chỉ cần rã đông đủ để sử dụng nhanh chóng trước khi vi khuẩn và nấm mốc phát triển, thì việc đóng băng sản phẩm của bạn là hoàn toàn ổn.

Ví dụ, Lush Angels on Bare Skin (một sản phẩm tẩy da chết cơ học) ở dạng rắn và có thể được trữ vài tháng ở nhiệt độ phòng trước khi đóng băng; Sau khi cấp đông và rã đông, sản phẩm trở nên lỏng hơn rất nhiều và có tuổi thọ chỉ kéo dài một vài tuần trước khi bị mốc (tính từ khi được đã đông). Nhưng nếu chúng ta mất đến một năm để sử dụng hết một tuýp sản phẩm này, mà sản phẩm này lại hư trong vòng vài tháng sau khi mở nắp, thì việc cấp đông bằng cách chia nhỏ ra cho mỗi lần sử dụng và rã đông riêng rẽ từng phần là điều tốt nhất bạn có thể làm với sản phẩm này.

Kết cấu rắn ban đầu của sản phẩm có thể sẽ chuyển thành dạng lỏng sau khi bị cấp đông và rã đông.

Mặt khác, nếu có một sản phẩm mà kết cấu thực sự quan trọng, thì có lẽ bạn không nên đóng băng nó. Ví dụ, cấu trúc kính hiển vi của kết cấu nhũ tương emulsion rất quan trọng đối với việc kem chống nắng hoạt động tốt như thế nào. Đóng băng nó sẽ làm rối loạn cấu trúc, và thay đổi nồng độ của các thành phần chống nắng trong các phần khác nhau của kem chống nắng. Kem nền trang điểm là một ví dụ khác mà kết cấu cực kỳ quan trọng đối với việc nó được áp dụng tốt như thế nào trên làn da của bạn, vì vậy bạn sẽ không muốn đóng băng nó để kéo dài thời gian bảo quản.