8 công dụng "thần kỳ" từ một loại quả vô cùng thân thuộc
Share this
Chăm sóc da

8 công dụng "thần kỳ" từ một loại quả vô cùng thân thuộc

Đu đủ là một loại quả ngon bổ rẻ có mặt ở tất cả các đất nước nhiệt đới. Nhưng không chỉ có vậy, đu đủ còn rất tốt cho sức khoẻ của chúng ta nữa.

Các lợi ích có thể kể đến của đu đủ bao gồm khả năng chống viêm mạnh mẽ, tăng cường hệ miễn dịch chống lại các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, trong đu đủ có chứa nhiều thành phần chống ôxy hoá, mà vai trò của các thành phần này là ngăn ngừa hoạt động của các gốc tự do đối với sức khoẻ của chúng ta, từ đó, cơ thể khoẻ mạnh hơn và làn da của chúng ta cũng được duy trì khoẻ mạnh, trẻ trung, bóng mịn lâu hơn.

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau xem xét 8 tác động nổi bật nhất của đu đủ đã được khoa học chứng minh đối với sức khoẻ của mình nhé.

1. Đu đủ là một loại quả ngon, được yêu thích rộng rãi và chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng có lợi

Cây đu đủ là một loại cây thuộc họ carica papaya, có nguồn gốc từ Trung Mỹ và phía Nam Mexico. Ngày nay, đu đủ được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới và phát triển mạnh mẽ ở các đất nước có khí hậu nhiệt đới. 

Trong thịt đu đủ có chứa một loại enzyme có tên gọi là papain. Enzyme này có khả năng hoạt động để phá vỡ các chuỗi liên kết protein dài có trong thịt, cơ động vật. Chính vì tác động này, con người đã sử dụng kết hợp đu đủ với thịt trong nấu ăn để giúp món ăn dễ nhai, dễ tiêu hoá hơn. Chúng ta có thể ăn trực tiếp khi quả đu đủ đã chín, tuy nhiên, quả đu đủ sống cần được nấu lên trước khi ăn, hoặc chúng ta phải xử lý phần mủ của đu đủ thật kỹ. Đối với các phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, các bác sĩ khuyên rằng không nên ăn đu đủ sống vì lượng mủ có trong quả đu đủ xanh có khả năng gây ra các cơn co thắt cơ vòng. Quả đu đủ thường có hình dáng thuôn dài, quả to nhất có thể dài đến 51cm. Vỏ đu đủ có màu xanh đậm khi còn sống và sẽ chuyển dần dần sang màu cam. Khi chín, thịt quả thường có màu vàng nhạt, màu cam hoặc đỏ đậm tuỳ theo vùng khí hậu và thổ nhưỡng. Bên trong quả đu đủ khi bổ ra có nhiều hạt đen nhỏ, các hạt này an toàn cho sức khoẻ nếu lỡ nuốt phải chúng nhưng chúng thường có vị đắng.Trong một quả đu đủ nhỏ nặng khoảng 150 gram có chứa:Lượng calories: 59Carbohydrates: 15 (gr)Chất xơ: 3 (gr)Protein: 1 (gr)Vitamin C: 157% RDIVitamin A: 33% RDIFolate (vitamin B9): 14% RDIKali: 11% RDIMột lượng nhỏ canxi, ma-giê, vitamin B1, B3, B5, vitamin E và vitamin K

2. Trong đu đủ có chứa một lượng lớn các thành phần chống ôxy hoá

Gốc tự do là các phân tử phản ứng được tạo ra trong quá trình cơ thể thực hiện trao đổi chất. Các gốc tự do này có khả năng tạo áp lực lên quá trình ôxy hoá, gia tăng tốc độ ôxy hoá, gây ra hiện tượng lão hoá sớm và mất chức năng tế bào, dẫn đến nhiều bệnh tật khác nhau cho cơ thể.

Những tác hại được gây ra bởi tế bào gốc tự do.

Các chất chống ôxy hoá nói chung, có tác dụng làm vô hiệu hoá hoạt động của các tế bào gốc tự do. Đối với đu đủ, loại quả này chứa một lượng lớn carotenoids, hay còn được gọi với cái tên khác là lycopene nói chung. Khi đu đủ được lên men, thành phần chống ôxy hoá này được tạo ra nhiều hơn, có khả năng làm giảm thiểu quá trình ôxy hoá ở người lớn tuổi, những người tiền tiểu đường, người bị suy giáp nhẹ và người mắc bệnh về gan.Có nhiều nhà khoa học tin rằng, số lượng các gốc tự do trong não lớn chính là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer's.

Trong một nghiên cứu, những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer's được cho uống nước ép đu đủ lên men liên tục trong vòng 6 tháng. Sau nghiên cứu, các bác sĩ nhận thấy dấu hiệu tổn thương sinh học do ôxy hoá ở ADN giảm xuống khoảng 40%. Các thương tổn này cũng chính là nguyên nhân gây ra lão hoá hay ung thư.Cơ chế hoạt động của carotenoids (hay lycopene) là trung hoà các gốc sắt tự do dư thừa trong cơ thể. Chính các gốc sắt này là tác nhân chính tạo ra gốc tự do. Từ đó, carotenoids làm giảm áp lực ôxy hoá của tế bào trong cơ thể. Một tin vui khác cho tất cả chúng ta là cơ thể chúng ta có khả năng hấp thu carotenoids dễ dàng hơn là hấp thu các chất chống ôxy hoá có trong các loại rau củ quả khác.

3. Đu đủ chứa nhiều thành phần chống ung thư

Như chúng ta đã biết, trong đu đủ có chứa chất chống ôxy hoá lycopene và chất này còn có thể làm giảm các nguy cơ ung thư cũng như có lợi cho những bệnh nhân đang điều trị ung thư, cụ thể là bằng cách làm giảm các gốc tự do sinh ra bên trong cơ thể. Ngoài ra, đu đủ còn có những đặc tính mà 14 loại trái cây được biết đến với khả năng chống ôxy hoá khác không có được. Đó là tác dụng chống lại các tế bào ung thư vú. Trong một nghiên cứu được thực hiện trên người lớn tuổi đang mắc các chứng bệnh viêm hay có dấu hiệu ung thư, nước ép đu đủ lên men biểu hiện khả năng làm giảm thiểu các tác hại, thương tổn gây ra do ôxy hoá. Mặc dù vậy, nghiên cứu này chưa đủ cơ sở khoa học để đưa ra bất kỳ những khuyến nghị nào về thực phẩm sử dụng do chưa xét đến các yếu tố lối sống khác ở những người tham gia nghiên cứu.

4. Đu đủ có khả năng cải thiện sức khoẻ tim mạch

Thành phần lycopene và vitamin C có trong đu đủ có thể giúp ngăn ngừa các nguy cơ bệnh về tim, bên cạnh việc thành phần chống ôxy hoá làm tăng cường khả năng bảo vệ hệ tim mạch của các cholesterol tốt HDL.

Đu đủ giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch của chúng ta.

Trong một thử nghiệm nhỏ, một nhóm người có trạng thái sức khoẻ tim mạch ở mức bình thường được chia ra làm hai nhóm khác nhau, nhóm thứ nhất sử dụng nước ép đu đủ lên men, và nhóm thứ hai được chỉ định dùng giả dược. Kết quả cho thấy, sau 14 tuần thực hiện, nhóm người sử dụng nước ép đu đủ lên men có tỉ lệ cholesterol xấu LDL - cholesterol tốt HDL tốt hơn tỉ lệ giữa hai loại cholesterol này ở nhóm người dùng giả dược. Khi cải thiện được tỉ lệ này, chúng ta có nhiều dấu hiệu khả quan hơn trong việc ngăn ngừa và phòng chống các bệnh về tim mạch.

5. Đu đủ ngăn ngừa các bệnh viêm mãn tính

Phản ứng viêm mãn tính là nguyên nhân gốc rễ gây ra nhiều loại bệnh khác nhau trên cơ thể con người. Cơ chế gây ra viêm phụ thuộc rất nhiều về chế độ ăn uống, lượng thực phẩm tiêu thụ và lối sống hàng ngày của chúng ta. Các nghiên cứu cho thấy các loại trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa như đu đủ giúp giảm các dấu hiệu viêm. Ví dụ, một nghiên cứu chỉ ra rằng những người đàn ông tăng lượng trái cây và rau quả chứa nhiều carotenoids hơn trong chế độ ăn của mình đã giảm được đáng kể CRP, một dấu hiệu viêm đặc thù.

Đu đủ có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

6. Tác dụng cải thiện tiêu hoá của đu đủ

Như đã đề cập, trong đu đủ có chứa enzyme papain, giúp cắt nhỏ các chuỗi protein, khiến cho các cơ, thịt động vật trở nên bớt dai, cứng, nhờ đó chúng ta có thể tiêu hoá chúng dễ dàng hơn. Nhiều quốc gia trên thế giới coi đu đủ là một liệu pháp chữa trị tự nhiên cho chứng táo bón và các triệu chứng lâm sàng khác của hội chứng ruột kích thích (IBS). Bên cạnh đó, hạt, lá, và rễ cây đu đủ cũng được dùng như một vị thuốc điều trị loét ở động vật và cả ở người.

7. Đu đủ chống lại các tác hại khiến cho da bị thương tổn

Nếu ăn đu đủ thường xuyên, da chúng ta sẽ có khả năng bớt bị tổn thương do các tác động từ môi trường bên ngoài.

Ngoài việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh, đu đủ còn có thể giúp làn da của bạn trông săn chắc và trẻ trung hơn. Hoạt động quá mức của các tế bào gốc tự do được cho là nguyên nhân của phần lớn nếp nhăn, chảy xệ và tổn thương da khác xảy ra theo tuổi tác. Và các chất chống ôxy hoá như vitamin C hay lycopene trong đu đủ bảo vệ làn da của bạn và có thể giúp giảm các dấu hiệu lão hóa này.Bổ sung lycopene sau khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp da bạn dịu đi, bớt đỏ, bớt các dấu hiệu thương tổn, bên cạnh đó, lycopene còn cải thiện được một phần nào đó các nếp nhăn, dấu hiệu lão hoá có trên gương mặt.

8. Đu đủ có mùi vị rất ngon và tiện dụng

Các giai đoạn chín của quả đu đủ.

Khả năng biến hoá của đu đủ trong các món ăn rất đa dạng và được ứng dụng rất nhiều trong các món ăn truyền thống của Việt Nam. Trong đó, mức độ chín của quả đu đủ chính là chìa khoá của hương vị. Khi còn xanh, thịt đu đủ giòn, vị nhạt nên có thể được sử dụng dùng làm các món gỏi, trộn, nộm. Đu đủ hơi chín ửng dùng làm món hầm, món canh. Và đu đủ chín có thể được ăn trực tiếp (ngon nhất khi ăn lạnh) cũng như chế biến thành các món tráng miệng ngon lành khác như làm kem, làm nhân bánh,...Bạn cũng có thể tham khảo một số hướng dẫn về cách chế biến đu đủ dưới đây để đa dạng hoá các món ăn làm từ đu đủ cho bữa ăn của mình và gia đình nhé.Bữa sáng: đu đủ cắt khối vuông ăn kèm với sữa chua Hy Lạp và các loại hạt ngũ cốc rang khác. Sữa chua Hy Lạp có vị béo ngậy và chua sắc, rất hợp với vị ngọt nhẹ và kết cấu mềm mượt của thịt đu đủ chín. Bạn cũng có thể thêm vào một chút si rô lá phong (maple syrup) hoặc mật ong. Đây là cách bạn bắt đầu một ngày mới với rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.Món khai vị cho tiệc rượu: đu đủ chín ửng gói trong các lát prosciutto mỏng muối theo kiểu Ý. Đây là một món phương Tây rất ngon và kích thích vị giác cho các món ăn tiếp theo.Sinh tố đu đủ: đu đủ xay mịn cùng với một chút nước chanh và nước dừa/nước cốt dừa giúp bạn giải nhiệt cho những ngày nóng.Salad đu đủ: bạn có thể trộn salad chung với đu đủ vừa chín cắt mỏng, quả bơ, rau mầm, và rưới một chút sốt salad làm từ giấm, dầu ô liu, một chút muối và một chút tiêu xay. Món này rất tốt cho những ai đang thực hiện chế độ ăn kiêng.