8 CÁCH TẨY TẾ BÀO CHẾT PHÙ HỢP NHẤT CHO TỪNG LOẠI DA
Share this
Chăm sóc da

8 CÁCH TẨY TẾ BÀO CHẾT PHÙ HỢP NHẤT CHO TỪNG LOẠI DA

Có một vài nguyên tắc skincare chúng ta được thiết lập để tuân thủ ngay từ khi chúng ta mới bắt đầu tập tành để dưỡng da: Luôn luôn rửa mặt trước khi đi ngủ. Không được bỏ qua kem chống nắng – và dưỡng ẩm. Để ý đến những nốt tàn nhang và nốt ruồi, phòng khi chúng thay đổi hình dạng, kích thước hay màu sắc. Trong khi điều cuối cùng cần phải xem xét lại, thì có một sự thật bất ngờ giúp duy trì lỗ chân lông khoẻ mạnh trên da mặt mà mọi người thường hay bỏ qua: Tẩy tế bào chết.

Như lời bác sĩ Papri Sarkar, người được chứng nhận bởi hội đồng bác sĩ da liễu, cho dù bạn bao nhiêu tuổi và da bạn là da gì đi chăng nữa, thì việc tẩy tế bào chết định kì cũng vô cùng quan trọng.

Tẩy tế bào chết là gì? Đâu là cách tẩy tế bào chết phù hợp với bạn?

Tẩy tế bào chết có nghĩa là bạn loại bỏ những tế bào trên bề mặt da. Với hầu hết những sản phẩm tẩy tế bào chết hiện nay, bạn sẽ có thể loại bỏ được những tế bào trên bề mặt là da đã chết. Nếu bạn không có được sự tái tạo tế bào da thường xuyên, da bạn sẽ trông xỉn màu và lốm đốm, và hơn nữa, tế bào chết còn khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, hình thành nên mụn trứng cá, mụn viêm hoặc mụn ẩn xấu xí.

Tuy vậy, cũng giống như việc bạn sẽ không sử dụng sản phẩm làm sạch có gốc dầu nếu bạn có da dễ bị nhờn hoặc bạn không sử dụng mặt nạ hấp thụ dầu nhờn khi da bạn đã khô sẵn, tẩy tế bào chết cũng đòi hỏi bạn có một chút kiến thức về chính làn da của mình và hiểu biết về các hoạt chất để bắt đầu thực hiện tẩy tế bào chết. “Bạn cần phải đảm bảo rằng bạn đang không sử dụng loại tẩy tế bào chết quá mạnh so với da của mình. Nếu bạn có một làn da nhạy cảm, dễ nổi mụn hoặc đã có sẵn mụn, bạn cũng nên chú ý thật kĩ đến những thành phần bạn sử dụng trên da của mình”. Bác sĩ Sarkar giải thích “ai cũng có thể có phản ứng tệ với việc tẩy tế bào chết nếu bạn thực hiện quá thường xuyên hoặc quá thô bạo.”

Có nhiều cách tẩy tế bào chết khác nhau tuỳ thuộc theo loại da của bạn là gì.

Đối với tất cả các loại da, Bác sĩ Sarkar khuyến khích bắt đầu với một lần tẩy tế bào chết mỗi bảy ngày, trong những tuần đầu tiên để theo dõi phản ứng của da. Sau đó, bạn có thể tăng dần lên đến tối đa 3 lần/tuần, dựa trên nhu cầu của da. Ít hơn thì luôn luôn tốt hơn, nhất là đối với tẩy tế bào chết. Thật ra chúng ta rất dễ đẩy làn da đến bờ vực bị mẩn đỏ, châm chích, ngứa nên chúng ta tẩy tế bào chết quá mức, và điều này còn dẫn đến hàng tá rắc rối khác cho bạn.

Vậy thì đâu là cách tốt nhất để biến tẩy tế bào chết thành một việc có lợi cho da của bạn? Dưới đây là một số chỉ dẫn Bella Lab góp nhặt được:

Nếu bạn may mắn sở hữu làn da thường

Thật may mắn, da thường không có nhiều điều phải chú ý khi nhắc đến tẩy tế bào chết.

Da thường có một lớp bảo vệ da hoàn hảo và nó cũng không quá khô hay quá nhờn. Đối với loại da này, chúng ta có thể sử dụng hầu hết các thành phần tẩy tế bào chết, tuy nhiên cũng cần phải phù hợp với các sản phẩm dưỡng da còn lại trong chu trình dưỡng da hằng ngày. Nếu có một thương hiệu mỹ phẩm nào bạn đang tin dùng và chúng có tác dụng tuyệt vời đối với da của bạn, hãy xem xét xem thương hiệu đó có sản phẩm tẩy tế bào chết nào không và chọn sử dụng thử. Với cách này, bạn không cần thiết phải đánh cược với các rủi ro của việc thử sản phẩm mới, điều mà có thể khiến cho da bạn bị mất đi sự cân bằng đang có và sản sinh ra những vấn đề mới.

Da khô - “kẻ thù” của retinoids và benzoyl peroxide

Retinoids hoặc benzoyl peroxide luôn là khắc tinh của làn da khô.

Bất kể đang là mùa nào với thời tiết ra sao, lỗ chân lông của bạn có vẻ như lúc nào cũng bị khô. Bác sĩ Sarkar khuyên rằng hãy tránh xa các thành phần có thể biến làn da vốn đã rất khô của mình trở nên cằn cỗi hơn nữa. Các thành phần này gồm có retinoids hoặc benzoyl peroxide. Thay vào đó, hãy bắt đầu với một cách tiếp cận dịu nhẹ hơn, ví dụ như là sử dụng hỗn hợp đường nâu, hoặc glycolic acid/lactic acid ở nồng độ thấp. Hãy đảm bảo rằng bạn không sử dụng quá thường xuyên, hoặc bạn có thể rửa mặt sau khi bôi nếu bạn quá nhạy cảm với các thành phần đó.

Tẩy tế bào chết cho da dầu thì sao?

Những người có làn da dầu thường có thể chịu được những sản phẩm tác động mạnh mẽ hơn lên da.

Sở hữu làn da dầu giống như một con dao hai lưỡi: trong khi chúng giúp cho bạn trông trẻ hơn rất nhiều so với người khác, chúng cũng dễ dàng khiến cho bạn bị breakouts (nổi mụn) và tắc lỗ chân lông. Nhìn chung, những người có làn da dầu thường có thể chịu được những sản phẩm tác động mạnh mẽ hơn lên da bởi vì họ có khả năng có nhiều mụn hơn, tuy vậy những khu vực trên da có lỗ chân lông mở cũng có thể nhạy cảm hơn. Vì vậy, việc bạn thử nghiệm trên từng khu vực da nhỏ là rất quan trọng: bôi một lượng nhỏ sản phẩm lên một khu vực nhất định trên mặt và chờ đợi phản ứng của da trước khi bôi rộng sang khắp mặt. Bác sĩ Sarkar không nói rõ các thành phần cụ thể nào không nên dùng, nhưng bà giải thích rằng những sự kết hợp giữa sản phẩm chứa glycolic acid và sản phẩm chứa salicylic acid được khuyến khích sử dụng vì chúng có thể vừa chiến đấu với mụn vừa có thể tẩy tế bào chết cùng một lúc. Nếu bạn thấy chúng quá mạnh, hãy thay thế bằng lactic acid với nồng độ dịu nhẹ hơn cho da.

Da hỗn hợp - Người bạn “khó tính” cần được nuông chiều

Đôi khi da bạn sẽ bị quá khô, và những lúc khác thì da bạn lại quá nhiều dầu.

Một phần trên gương mặt bạn thường dễ nổi mụn hơn, trong khi những phần khác thì cực kì ổn. Theo Bác sĩ Sarkar, bạn có thể sẽ cần nhiều hơn một loại tẩy tế bào chết cho trán, mũi và má. Nếu phần chữ T của bạn rất nhờn nhưng má, cằm thì lại bị khô, hãy dùng một loại tẩy tế bào chết nhẹ nhàng hơn cho những khu vực bị khô và dùng tẩy tế bào chết mạnh hơn cho vùng chữ T. Ngoài ra thay vào đó, bạn cũng có thể bỏ qua tẩy tế bào chết ở những vùng nhạy cảm trên mặt và chỉ tẩy tế bào chết trong khu vực chữ T.

Còn với làn da sở hữu những đốm mụn cứng đầu?

 Sở hữu làn da mụn-nhiều khuyết điểm thường đồng nghĩa với việc bạn cần phải kiểm tra thường xuyên lỗ chân lông của mình và cần phải sử dụng những thành phần tẩy tế bào chết mạnh hơn.

Mặc dù chúng ta rất muốn tạm biệt những chiếc mụn sau tuổi dậy thì, nhưng với nhiều người, mụn có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Sở hữu làn da mụn-nhiều khuyết điểm thường đồng nghĩa với việc bạn cần phải kiểm tra thường xuyên lỗ chân lông của mình và cần phải sử dụng những thành phần tẩy tế bào chết mạnh hơn. Để có được lợi ích nhiều nhất từ việc tẩy tế bào chết – việc có thể giúp bạn thoát khỏi những nốt mụn – chúng ta được khuyên dùng kết hợp hai thành phần glycolic acid và salicylic acid, hoặc lactic acid nếu các thành phần trước đó quá mạnh so với làn da dễ bị mụn của bạn.

Chìa khoá của việc ứng phó với làn da này là phải thật kiên nhẫn, vì bạn sẽ dễ bị kích ứng hoặc tấy đỏ ngay sau khi sử dụng. Ngoài ra, trước khi thử dùng một sản phẩm tẩy tế bào chết nào đó, Bác sĩ Sarkar khuyên bạn hãy đọc kỹ hơn thành phần trong sản phẩm để tránh việc dùng trùng lặp với một thành phần đã dùng trước đó. Differin, tretinoin hay retinol đều là tẩy tế bào chết. Nếu bạn đã sử dụng bất kì hoạt chất nào kể trên trong chu trình chăm sóc da hằng ngày, bạn không cần phải sử dụng thêm gì khác cho tẩy tế bào chết.

Da nhạy cảm, dễ bị kích ứng, mẩn đỏ

Người bị kích ứng, mẩn đỏ được khuyến khích nên đi gặp bác sĩ da liễu trước khi sử dụng bất kì sản phẩm nào. 

Những người sở hữu làn da nhạy cảm dễ mẩn đỏ thường có khả năng phản ứng mạnh hơn với các sản phẩm tẩy tế bào chết, vì vậy Bác sĩ Sarkar khuyến khích bạn nên trao đổi với bác sĩ da liễu trước khi quyết định sử dụng bất kì sản phẩm nào. Dựa vào mức độ nhạy cảm của bệnh nhân, mỗi người thường được kê đơn khác nhau: hoặc họ thể tận dụng những sản phẩm có sẵn tại gia có tác dụng tẩy tế bào chết như đường nâu, hoặc một loại retinoid cực kì dịu nhẹ, hay một sản phẩm tẩy tế bào chết với nồng đồ glycolic acid rất thấp, những thứ ít khi khiến da kích ứng. Nhưng tóm lại bạn nên tránh điều gì? Hãy tránh xa glycolic acid với nồng độ cao.

Da lão hoá - “Dưỡng ẩm” là bước không thể thiếu

Da lão hoá lại là “chốn” lý tưởng cho retinoids phát huy tác dụng.

Bởi vì làn da có dấu hiệu lão hoá của bạn thường sẽ khô hơn, Bác sĩ Sarkar nhấn mạnh rằng retinol và retinoids lại hoạt động tốt hơn trên những lỗ chân lông trưởng thành. Một điểm cộng nữa là sử dụng các thành phần này còn làm giảm đi dấu hiệu lão hoá như những nếp nhăn hoặc những chấm tối màu (nám, tàn nhang).

“Tôi thích retinoids hoặc retinol dạng nhẹ vì retinoids giúp tăng collagen, làm đều màu da và chống lại nếp nhăn.” - Bà giải thích. Bởi vì những thành phần này có thể khiến da bạn bị khô hơn, bà khuyên nên sử dụng kem dưỡng ẩm trước khi bôi tẩy tế bào chết, hoặc rửa đi lớp tẩy tế bào chết sau 30 phút sử dụng trên da, rồi bôi kem dưỡng ẩm sau đó. Hãy nhớ rằng đừng vội vàng. Sử dụng retinoids một cách bất cẩn còn có thể gây ra mẩn đỏ, kích ứng da, và khiến cho làn da nổi giận hơn cả lúc chúng ta bắt đầu. Bà cũng nói rằng nên bắt đầu với chu trình 2 lần/tuần trong 2 tuần đầu tiên, sau đó tăng lên 3 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo, rồi cuối cùng sử dụng cách ngày mỗi buổi tối. Và hãy lưu ý rằng bạn cũng cần tránh xa sản phẩm chứa glycolic acid ở nồng độ cao.

Tuyệt đối cẩn thận với làn da đã qua điều trị

Không nên dùng bất kì tẩy tế bào chết nào trong ít nhất 2 tuần sau khi điều trị.

Nếu bạn vừa mới trải qua một liệu trình điều trị - facial, hoặc chiếu laser – Bác sĩ Sarkar khuyên bạn không nên dùng bất kì tẩy tế bào chết nào trong ít nhất 2 tuần sau đợt điều trị đó. Hoặc nếu vẫn muốn sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.

Vì sao cần phải như vậy? Da của bạn đã được tẩy tế bào chết trong quá trình trị liệu đó, nếu bạn sử dụng thêm tẩy tế bào chết, lỗ chân lông của bạn có thể bị kích ứng nặng. Đối với nhiều bệnh nhân, bác sĩ da liễu còn khuyên nên ngưng sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết trước khi tiến hành điều trị. Tẩy tế bào chết quá mức có thể gây mẩn đỏ, châm chích, mất cân bằng sắc tố da, khô da, đóng vẩy, bong da hoặc phá huỷ hàng rào tự bảo vệ của da. Một khi bạn có được sự đồng thuận của bác sĩ, bắt đầu với sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ nhất có thể và phải dưỡng ẩm. Nếu bạn cần tác động sâu hơn, hãy cân nhắc sử dụng một thiết bị làm sạch (máy rửa mặt) trong chu trình làm sạch da để thay thế cho các sản phẩm tẩy tế bào chết.