10 NGUYÊN NHÂN GÂY MẨN NGỨA VÀ CÁCH LÀM DỊU DA NHANH NHẤT
Share this
Chăm sóc da

10 NGUYÊN NHÂN GÂY MẨN NGỨA VÀ CÁCH LÀM DỊU DA NHANH NHẤT

Bạn luôn phải đối diện với nỗi ám ảnh bị ngứa khắp người mà không có cách nào hết được? Nổi mẩn ngứa là một trong những cảm giác khó chịu nhất, đặc biệt là khi tưởng chừng như không gì có thể giúp bạn xoa dịu chúng. Tệ hơn là, da bạn có thể nổi mẩn ngứa vì nhiều lý do, từ một nốt muỗi đốt nhỏ xíu cho đến việc da quá khô dẫn đến phát ban và vẩy nến. Trong một vài trường hợp thì kem hay thuốc mỡ có thể làm giảm cơn ngứa, nhưng với một số nguyên nhân khó tìm ra hơn thì mọi chuyện không đơn giản như thế.

Dưới đây là 10 nguyên nhân khiến bạn nổi mẩn ngứa và những cách để đối phó với chúng do bác sĩ da liễu Hassan Galadari, MD khuyến cáo.

1.  Da khô - Nguyên nhân hàng đầu gây mẩn ngứa

Da khô cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mẩn ngứa. 

Nguyên nhân: Da bạn bị khô là do thiếu các thành phần thiết yếu trong hàng rào bảo vệ da, như chất béo hay chất dầu. Tiến sĩ Galadari giải thích: “Điều này làm gia tăng số lượng đầu dây thần kinh C, mang lại cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đây cũng là dây thần kinh khiến bạn cảm nhận được sự ấm hay bỏng rát.”

Cách điều trị: Làm thế nào để đánh bại làn da khô? Hãy thử sự kỳ diệu của kem dưỡng ẩm. “Nó làm tăng hàng rào lipid trên bề mặt da, giảm sự tiếp xúc của các sợi thần kinh này”  bác sĩ Galadari giải thích

2. Phát ban - Nguồn cơn từ bệnh nổi mề đay và viêm da dị ứng

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến phát ban mẩn ngứa, nhưng phổ biến nhất là bệnh nổi mề đay và viêm da dị ứng. 

Nguyên nhân: Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến phát ban mẩn ngứa, nhưng phổ biến nhất là bệnh nổi mề đay và viêm da dị ứng. Thông thường, “sự giải phóng histamin sẽ kích hoạt các sợi thần kinh C” Galadari nói.

Cách điều trị: Theo bác sĩ Galadari, cách chữa phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân. Đa số các trường hợp thì điều trị bằng thuốc kháng histamin hay vệ sinh đúng cách vùng nổi mẩn bằng một loại sữa tắm dịu nhẹ, sau đó thoa thuốc làm mềm và kem corticords có thể hữu ích. Nhưng nếu nốt phát ban của bạn không cải thiện trong vòng vài ngày, hãy đi khám bác sĩ để có kế hoạch chẩn đoán và điều trị cụ thể nhé.  

3. Do côn trùng cắn

Một cách tích cực thì vết côn trùng cắn thường sẽ sưng nên sẽ dễ dàng xác định vị trí để chữa trị hơn.

Nguyên nhân: Ai cũng đã từng bị muỗi đốt trong mùa hè rồi đúng không? Mặc dù vết muỗi đốt không để lại dấu tích trên da theo diện rộng nhưng nước bọt của chúng sẽ phản ứng với bề mặt da. Một cách tích cực thì vết côn trùng cắn thường sẽ sưng nên sẽ dễ dàng xác định vị trí để chữa trị hơn.

Cách điều trị: Đầu tiên, hãy ngăn ngừa vết cắn bằng cách bôi các loại kem có chứa DEET (một loại hợp chất phổ biến để chống côn trùng), Galadari nói, đặc biệt là nếu bạn đang ở ngoài trời hoặc trong khu vực thời tiết ấm áp, ẩm ướt. Nếu côn trùng vẫn tiếp cận được bạn, Galadari khuyên các bạn dùng một liều kháng histamin và bôi một loại kem hydrocortisone không kê đơn cho vùng da đó. Nếu cảm giác sưng nhiều hơn cảm giác ngứa hoặc bạn cảm thấy khó thở, có thể bạn đã bị dị ứng. Cách giải quyết tốt nhất cho trường hợp này chính là đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

4. Nỗi ám ảnh mang tên “Chàm” và “Vẩy nến”

Nguyên nhân: Cả bệnh chàm và bệnh vẩy nến đều có thể gây nên cảm giác ngứa ngáy, nhưng triệu chứng của chúng trông hoàn toàn khác nhau trên da bạn. “Bệnh chàm da bắt đầu với da khô,” bác sĩ Galadari nói. “Sự cọ xát lặp đi lặp lại có thể gây nhiễm trùng, khiến da xuất hiện rỉ và thô ráp. ”Mặt khác, bệnh vẩy nến xuất hiện dưới dạng mảng bám bạc, có vảy trên da, và không giống như bệnh chàm, không phải lúc nào nó cũng gây ngứa ngáy.

Cách điều trị: Nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc các bệnh về da, hãy đến phòng khám để được chẩn đoán cụ thể. Chỉ khi đó bạn mới có thể được điều trị thích hợp và giảm bớt sự ngứa ngáy.

5. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi bệnh nhân chạm phải một chất gây dị ứng.

Nguyên nhân: "Viêm da tiếp xúc xảy ra khi bệnh nhân chạm phải một chất gây dị ứng," bác sĩ Galadari giải thích. "Đây có thể là bất cứ thứ gì, từ kim loại như niken, cho đến các vật liệu hàng ngày như thuốc nhuộm tóc hay thậm chí là đồ da."

Cách điều trị: Nếu bạn biết những chất khiến bạn bị dị ứng, hãy chú ý để không chạm phải chúng trong tương lai. Nếu bạn vẫn không chắc chắn thứ gì khiến mình bị dị ứng, hãy đến gặp bác sĩ của bạn. "Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp kiểm tra bản vá để tìm hiểu chính xác nguyên nhân," Galadari nói.

6. Nổi mề đay - Người khách không mời mà đến mỗi khi bạn bị stress hoặc tức giận

Nguyên nhân: Những đốm ngứa màu đỏ hoặc màu trắng dường như xuất hiện từ hư không, xảy ra khi da của bạn “tức giận” và thúc đẩy một phản ứng từ hệ thống miễn dịch. Một vài loại thực phẩm hay thuốc men, nhiễm trùng hay thậm chí sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ cũng có thể kích hoạt một đợt phát ban, khiến bạn nổi mề đay.

Cách điều trị: Vì phát ban là một loại phản ứng miễn dịch nên thuốc kháng histamin không kê đơn là cách điều trị hợp lý nhất trong trường hợp này. Nhưng nếu bạn nhận thấy môi hay cổ họng sưng lên bất thường hoặc những nốt phát ban kéo dài hơn một tuần, hãy đến ngay phòng khám da liễu của bạn để được chữa trị tốt nhất.

7. Một vài thành phần trong các loại thuốc của bạn

Nguyên nhân: “Bất kỳ loại thuốc nào gây khô da cũng có thể tạo nên sự ngứa ngáy” bác sĩ Galadari giải thích. Đó có thể là bất kì loại nào làm từ statin - thứ làm giảm cholesterol, hay có chứa isotretinoin - một thành phần chống mụn có thể gây khô da.

Cách điều trị: Hãy chắc chắn rằng bạn đang dưỡng ẩm thường xuyên - đây là cách khôn ngoan nhất cho trường hợp này, bác sĩ Galadari khuyến cáo. Nếu ngứa ngáy đến mức không thể chịu nổi, hãy đi khám bác sĩ của bạn - những người có khả năng điều chỉnh liều lượng thuốc của bạn cho phù hợp để mọi thứ không trở nên tồi tệ hơn.

8. Trong giai đoạn thai kỳ

Những thay đổi trong hormone hay sự rạn da trong thai kì cũng có thể gây ngứa ngáy.

Nguyên nhân: Những thay đổi trong hormone hay sự rạn da trong thai kì cũng có thể gây ngứa ngáy , Galadari nói. Đôi khi, những sự thay đổi nội tiết trong khi mang thai (ở một vài bộ phận như gan) cũng có thể làm mẩn ngứa trầm trọng thêm.

Cách điều trị: Một số loại thuốc có thể giúp giảm ngứa trong khi mang thai, nhưng chúng phụ thuộc vào nguyên nhân chính xác gây ra nó. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kĩ lưỡng nhé.

9. Các vấn đề về hệ thần kinh

Bất cứ thứ gì gây rối loạn hệ thần kinh đều có thể dẫn đến ngứa da.

Nguyên nhân: Vì sự mẩn ngứa được gây ra bởi các sợi thần kinh C - là một phần của hệ thần kinh của bạn, nên bất cứ thứ gì gây rối loạn hệ thần kinh đều có thể dẫn đến ngứa da.

Cách điều trị: Một loại kem capsaicin có thể xoa dịu ngay lập tức , theo  bác sĩ Galadari. Tuy nhiên, nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, "Các loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho các hoạt động thần kinh," ông nói.

10. Nguyên nhân bắt nguồn từ tâm lý

Chỉ cần suy nghĩ về việc bạn đang ngứa như thế nào chắc chắn có thể làm cho bạn cảm thấy còn khó chịu gấp bội.

Nguyên nhân: Chỉ cần suy nghĩ về việc bạn đang ngứa như thế nào chắc chắn có thể làm cho bạn cảm thấy còn khó chịu gấp bội, vì bộ não được kết nối với những sợi thần kinh gây nên ngứa ngáy. Ngoài ra thì “cũng có những trường hợp khi bệnh nhân mắc chứng OCD, họ không thể ngừng tự làm tổn thương bản thân bằng cách cào xước da” bác sĩ Galadari nói. "Điều đó có thể làm việc ngứa ngáy trầm trọng thêm và vấn đề trở nên tồi tệ hơn nữa."

Cách điều trị: Chìa khoá để điều trị là phá vỡ chu kỳ ngứa-xước bằng cách che vùng da bị ngứa lại hoặc thậm chí giữ móng tay của bạn siêu ngắn để tránh cào xước. Liệu pháp hành vi nhận thức hay một vài loại thuốc cũng có thể hữu ích trong trường hợp do sức khỏe tâm thần gây ra như OCD (một căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế).