TẤT TẦN TẬT VỀ NHỮNG “BỆNH LÝ RỐI LOẠN” Ở DA
Share this
Hướng dẫn - Kiến thức

TẤT TẦN TẬT VỀ NHỮNG “BỆNH LÝ RỐI LOẠN” Ở DA

Những bệnh lý rối loạn ở da rất khác nhau từ triệu chứng đến mức độ tổn thương hoặc tính cấp thiết cũng khác nhau. Những rối loạn này có thể xuất hiện tạm thời sau đó biến mất hoặc trở thành bệnh lý mạn tính, có thể gây cảm giác đau đớn hoặc cũng có thể không. Một số trường hợp rối loạn xảy ra chỉ khi có nguyên nhân tác động, trong khi đó số còn lại có thể đến từ di truyền. Một số bệnh về da chỉ xuất hiện ở một khu vực nhỏ bên cạnh đó cũng có những trường hợp có thể nguy hại đến tính mạng.

Đa phần những trường hợp gặp các rối loạn về da chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ đến bạn, nhưng những trường hợp khác các thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều. Và điều mà bạn nên làm lúc này chính là liên lạc với bác sĩ chuyên môn da liễu để được nghe tư vấn cũng như nhận được điều trị sớm nhất và phù hợp nhất cho cá nhân của bạn, đừng chờ đợi quá lâu vì bạn sẽ không biết được chính xác ngày mai tình trạng da bạn sẽ tệ hơn bao nhiêu.

Một số hình ảnh giúp bạn nhận biết được sự khác nhau của bệnh lý trên da.

Có rất nhiều kiểu bệnh lý rối loạn về da khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn thấy các bức ảnh về các bệnh lý trên da thường gặp.

Mụn trứng cá

“Mụn trứng cá” - nỗi ám ảnh kinh hoàng không chỉ với phái đẹp.

●       Thường nằm ở mặt, cổ, vai, ngực và lưng trên

●       Mụn trên da bao gồm mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, u nang và nốt sần

●       Có thể để lại sẹo hoặc sạm da nếu không được điều trị

Có thể có nhiều loại mụn cùng một lúc, một số trường hợp thậm chí rất nghiệm trọng và cần được chẩn đoán và điều trị với bác sĩ da liễu. Mụn trứng cá xuất hiện thường do có sự thay đổi về nội tiết tố, hoặc từ một số nguyên nhân như: tuyến bã nhờn hoạt động mạnh làm dư thừa dầu trên mặt (bã nhờn), vi khuẩn xâm nhập vào mô da tạo thành các ổ viêm,....

Với mụn không viêm như mụn đầu đen, mụn đầu trắng chỉ cần dùng các sản phẩm tẩy tế bào da chết, đồng thời cũng sẽ loại bỏ được các tế bào da chết có thể dẫn đến xuất hiện mụn và cũng cần điều trị hỗ trợ bằng các phương pháp khác.

Với mụn viêm, các sản phẩm có chứa benzoyl-peroxide có thể giúp giảm sưng và loại bỏ vi khuẩn trong da. Chúng cũng có thể loại bỏ bã nhờn dư thừa. Một số trường hợp sẽ được kê toa có kháng sinh dạng uống hoặc dạng dùng tại chỗ để điều trị mụn trứng cá. Retinoid tại chỗ cũng là một phần quan trọng trong việc chống lại các nốt mụn và mụn mủ.

Lở môi ( lở lạnh)

Lở môi do Virus herpes simplex type 1 (HSV-1) gây ra.

●       Vết đỏ, đau, đầy chất lỏng xuất hiện gần miệng và môi

●       Vùng da bệnh sẽ ngứa ran hoặc đau rát trước khi hình thành các vết loét

●       Khi vết loét xuất hiện sẽ kèm theo các triệu chứng cúm nhẹ như sốt nhẹ, đau nhức cơ thể và sưng hạch bạch huyết.

Lở lạnh do virus herpes simplex gây ra có hai loại: Virus herpes simplex type 1 (HSV-1) thường gây ra các vết loét lạnh và virus herpes simplex type 2 (HSV-2) thường gây ra mụn rộp sinh dục. Chúng có thể lây lan từ người sang người khi tiếp xúc với đối tượng đang có mầm bệnh. Các vết lở loét có khả năng truyền nhiễm ngay cả khi chúng chưa xuất hiện trên da bạn. Hiện nay chưa có cách chữa vết loét lạnh và chúng có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Phồng da (Blister)

Blister là các bong bóng tròn hoặc hình bầu dục có chất lỏng dưới da.

●       Đặc trưng bởi mụn phồng lên đầy chất lỏng bên trong, dịch trong hoặc chứa máu

●       Có thể nhỏ hơn 1cm (túi) hoặc lớn hơn 1cm (bullae), nổi riêng lẻ một mụn đôi khi mọc theo nhóm

●       Có thể tìm thấy bất cứ nơi nào trên cơ thể

Blister là một bong bóng có chất lỏng dưới da. Chất lỏng trong, nước trong Blister được gọi là huyết thanh. Chất lỏng bị rò rỉ từ các mô lân cận như là một phản ứng với da bị thương. Nếu Blister không mở, huyết thanh có thể bảo vệ tự nhiên cho da bên dưới. Với vết nốt nhỏ được gọi là túi. Những trường hợp bị lớn hơn 1cm được gọi là bullae. Có một vài trường hợp, chất lỏng bên trong Blister không phải huyết thanh mà là máu.

Nói chung, Blister là các bong bóng tròn hoặc hình bầu dục có chất lỏng dưới da mà có thể gây đau hoặc ngứa, cũng có thể không gây ra triệu chứng. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Một số nguyên nhân gây ra Blister: Kích ứng, bỏng và dị ứng; nhiễm trùng (Siêu vi khuẩn Herpes simplex, Virus Varicella zoster , Coxsackie virus )...

Thông thường, tốt nhất là không nên đụng nên các nốt mụn. Vì mụn nước bảo vệ lớp da bên dưới, làm vỡ các lỗ rộp có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bảo vệ các vết rộp bằng băng và che cho đến khi lành lại. Các chất lỏng trong Blister sẽ được hấp thụ lại, da bạn sẽ được làm phẳng tự nhiên. Nếu Blister vỡ, rửa vết thương bằng xà phòng và nước, sau đó bảo vệ bằng băng. Nếu vết loét rất lớn hoặc đau, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được làm sạch vết thương và có cách dùng thuốc kháng khuẩn đúng cách để tránh nhiễm trùng.

Phát ban

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phát ban mà phần lớn là do phản ứng dị ứng.

●       Ngứa, nổi lên xảy ra sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng

●       Đỏ, nóng và hơi đau khi chạm vào

●       Các ban có thể nhỏ, tròn, hình vòng hoặc lớn và hình dạng ngẫu nhiên

Phát ban còn được gọi là nổi mề đay, ngứa, nổi lên trên bề mặt da. Trong hầu hết các trường hợp, phát ban là do phản ứng dị ứng với thuốc, thức ăn hoặc phản ứng với chất kích thích trong môi trường.

Trong nhiều trường hợp, phát ban chỉ mang tính cấp tính (tạm thời) có thể điều trị bằng các loại thuốc dị ứng và hầu hết các ban đều biến mất. Tuy nhiên, trường hợp mãn tính (liên tục), cũng như phát ban kèm theo một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đây là trường hợp cần được quan sát kĩ và nên đến gặp bác sĩ.

Một số nguyên nhân gây phát ban: Dị ứng (thực phẩm, vật nuôi, phấn hoa, bụi, côn trùng đốt, thuốc như kháng sinh, thuốc chống ung thư, …), sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng), Dermatographism (da vẽ nổi), phát ban do nhiễm trùng….

Bước đầu tiên trong việc điều trị là tìm ra nguyên nhân thực sự làm cơ thể bạn phát ban. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ của bạn sẽ có thể xác định nguyên nhân từ một phản ứng test hoặc cũng có thể thực hiện xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm da - đặc biệt nếu chúng là kết quả của một phản ứng dị ứng.

Bệnh dày sừng quang hóa

Actinic Keratosis - Dày sừng quang hóa là 1 sang thương da gây ra bởi tia tử ngoại.

Dày sừng ánh sáng (hay còn gọi là dày sừng quang hóa - Actinic Keratosis)  là 1 sang thương da gây ra bởi tia tử ngoại mà có thể tiến triển đến ung thư tế bào đáy. Đây là những sang thương thường gặp nhất ở da và chúng có khả năng tiến triển thành ác tính. Dày sừng ánh sáng được thấy ở những người có màu da sáng, ở trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng lâu dài. Úc, 1 đất nước mà có tỷ lệ ung thư da cao nhất thế giới, dày sừng ánh sáng phổ biến trong số tuổi >40 đã được báo cáo là có tỷ lệ từ 40-60%.

Về mặt lâm sàng, sang thương dày sừng ánh sáng gồm những nốt sần sùi, mảng tăng sừng đường kính vài cm. Hầu hết sang thương đa dạng gồm những mảng dẹt, bao phủ bởi lớp sừng. Sang thương điển hình là mảng hồng ban tăng sừng (được bao phủ bởi lớp sừng). Thường có đường kính 3-10mm và dần dần to ra, cao hơn. ày sừng ánh sáng có các đặc điểm chung với ung thư tế bào vảy. Sang thương dày sừng ánh sáng ở lớp thượng bì gồm các tế bào keratin đa hình, không điển hình và loạn sừng. Tế bào không điển hình và tế bào keratin khác nhau về hình dạng, kích thước và có cả hoạt động gián phân. Tính chất này giống với bệnh Bowen hoặc carcinom in situ, và sự phân biệt giữa hai loại này là vấn đề mức độ (phạm vi thương tổ) chứ không phải là sự khác biệt giữa từng tế bào.

Dày sừng ánh sáng gây ra bởi tia cực tím. Cả về dịch tễ quan sát và đặc tính sinh học phân tử của tế bào u gợi ý chỉ đơn thuần tia cực tím là đủ để gây dày sừng ánh sáng. Nhạy cảm với tia cực tím là di truyền; dày sừng ánh sáng xảy ra thường xuyên hơn ở người da trắng, tóc đỏ và vàng mà ở những người này thường xuyên bị bỏng nắng và ít rám da.

Phương pháp điều trị bao gồm 2 nhóm chính:

●       Phẫu thuật triệt để sang thương và

●       Điều trị nội khoa.

- Điều trị bắt đầu với việc giáo dục bệnh nhân hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bệnh nhân nên được cảnh báo tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều càng nhiều càng tốt. Họ cũng nên mang quần áo chống nắng và sử dụng chất chống nắng hằng ngày.

- Điều trị nội khoa có ưu điểm là điều trị được vùng da lớn có nhiều sang thương. Điều bất lợi là điều trị thường kéo dài và thường gây khó chịu. FDA đã phê chuẩn 4 thuốc dùng để điều trị dày sừng ánh sáng. Các thuốc này gồm: 5-FU, 5% và 3.75% imiquimod dạng kem hoặc dung dịch, diclofenac thoa da, và liệu pháp quang động kèm với delta-aminolevulinic acid.

Rosacea (Chứng đỏ mặt)

Bệnh nhân bị Rosacea trong thời gian dài có thể nổi rõ các mạch máu   ở vùng nhiễm bệnh.

Đây là bệnh da liễu phổ biến gây mẩn đỏ ở mặt và thường tạo ra những vết màu đỏ, thậm chí mụn đỏ hay mụn mủ. Bệnh làm da trở nên đỏ ở các vùng mũi, cằm, má và trán. Lâu ngày, da sẽ trở nên đỏ nhiều hơn và các mạch máu cũng có thể nhìn thấy rõ hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng chính của bệnh rosacea bao gồm:

●       Da ửng đỏ: rất nhiều người mắc bệnh rosacea có tiền sử da bị ửng đỏ thường xuyên. Tình trạng đỏ mặt có thể xuất hiện và biến mất, nhưng thường là dấu hiệu sớm nhất của bệnh;

●       Da bị đỏ liên tục: tình trạng mặt đỏ liên tục giống như da đỏ hoặc cháy nắng và không biến mất;

●       Mụn đỏ hay mụn mủ: các mụn đỏ hay mụn mủ thường phát triển thành bệnh rosacea. Thỉnh thoảng các mụn đỏ có thể giống như mụn trứng cá, nhưng không có mụn đầu đen. Cảm giác nóng hay châm chích cũng có thể xuất hiện;

●       Các mạch máu xuất hiện: các mạch máu nhỏ xuất hiện rõ trên da.

●       Kích ứng mắt: mắt có thể bị kích ứng, chảy nước mắt hoặc đỏ ngầu ở vài người mắc bệnh rosacea. Tình trạng này gọi là Rosacea mắt, cũng có thể gây mụn lẹo, đỏ và sưng mí mắt. Nếu tình trạng nghiêm trọng mà không được điều trị, có thể dẫn đến tổn thương giác mạc và mất thị lực.

●       Cảm giác nóng rát hay châm chích: cảm giác nóng rát hay châm chích, ngứa có thể xảy ra trên mặt.

●       Da khô: thô ráp tại vùng da mặt trung tâm, làm da trở nên rất khô.

●       Da đóng mảng: các mảng đỏ có thể hình thành nhưng không thay đổi các vùng da xung quanh.

●       Da bị dày lên: trong vài trường hợp mắc bệnh rosacea, da có thể trở nên dày và phì đại từ những tế bào thừa. Tình trạng này thường xảy ra ở mũi, làm cho mũi có hình dáng phình to, gọi là mũi sư tử (rhinophyma).

Nguyên nhân gây ra bệnh rosacea được cho là yếu tố di truyền hoặc các yếu tố môi trường. Rượu, đồ uống nóng và các loại thực phẩm nhất định tuy không gây ra bệnh nhưng có thể làm cho bệnh nặng hơn. Ánh nắng, stress, tập thể dục quá mức, tắm hơi, dùng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc huyết áp cũng có thể làm bệnh trở nên nặng hơn. Nếu bị nhẹ bạn có thể được điều trị bằng một loại thuốc kháng sinh dạng kem (metronidazole, clindamycin, erythromycin) hoặc uống kháng sinh. Bệnh rosacea sẽ thường xuyên tái phát và bạn có thể phải cần uống thuốc thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng. Điều trị sớm có thể làm chậm tiến trình bệnh. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cần phải kết hợp các loại thuốc. Một vài trường hợp hiếm, mũi sưng nặng cần phẫu thuật hoặc điều trị bằng laser. Điều trị laser đôi khi được dùng cho các tĩnh mạch nổi lớn và đỏ.

Eczema (chàm)

Chàm phát triển theo nhiều giai đoạn và cách tốt nhất điều trị chính là tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Eczema phát triển theo nhưng giai đoạn chính như sau:

●       Giai đoạn ngứa, ửng đỏ: Ban đầu bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa ngáy, cảm giác khó chịu, phần da ửng đỏ lên

●       Giai đoạn mụn nước: Sau giai đoạn ngứa ngáy sẽ phát hiện các mụn nước sau đó, mụn nước có thể xuất hiện rải rác nhưng cũng có thể xuất hiện thành đám tạo thành các mụn nước lớn. Những mụn nước thường nằm trong lớp da dày. Khi vỡ, gây đau đớn cho bệnh nhân.

●       Giai đoạn chàm (đóng vảy tiết): Mụn nước vỡ gây ra những vết tổn thương trên da, những vết này rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng và loét trên da. Khi khô lại tạo thành các vảy vàng gây khó chịu cho bệnh nhân và làm mất thẩm mỹ làn da.

●       Giai đoạn bong da và lên da non: Khi dịch nhầy và huyết tương khô lại thành vảy vàng, những mảng vảy sẽ từ từ bong ra, vị trí đó mọc một lớp da non mới nhẵn bóng, hơi sẫm màu. Nền da hơi chai và thường dày hơn những vùng da khác.

●       Giai đoạn Lichen hóa (giai đoạn hằn cổ trâu):Thời gian bị bệnh càng lâu, da sẽ càng dày và sẫm màu. Sờ lên bề mặt da có cảm giác thô ráp, sần sùi. Chạm vào nền da thấy cứng và cộm. Da xuất hiện các lằn da nổi rõ rệt. Đây gọi là giai đoạn lichen hóa. Khiến làn da mất thẩm mỹ, cảm giác khó chịu.

Có khá nhiều những nguyên nhân khác nhau gây ra căn bệnh này, có thể kể tới đó là do di truyền, do cơ địa mẫn cảm, do tiếp xúc hóa chất, do giữ gìn vệ sinh kém, do dị ứng,…Giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh eczema là tích cực tìm ra nguyên nhân gây bệnh để tránh hoặc hạn chế tiếp xúc kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da theo chỉ dẫn của bác sĩ.

❏      Thuốc chống ngứa: Để chống ngứa, nên dùng một trong các thuốc chống dị ứng như sirô phenergan, chlorpheniramine ...

❏      Thuốc chống bội nhiễm: Tùy theo tình trạng bội nhiễm, bác sĩ sẽ chọn lựa kháng sinh thích hợp. Trong trường hợp eczema có viêm da mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh (Amoxicillin,  cephalosporin...).

Bệnh vẩy nến

Da khô và tróc, xuất hiện vẩy dày, dùng tay cạo lớp vẩy trắng sẽ xuất hiện một lớp da hồng nhìn như sáp nến.

●       Các mảng da có vảy, bạc, được xác định rõ ràng

●       Thường nằm trên da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới

●       Có thể bị ngứa hoặc không triệu chứng

Tổn thương bề mặt da có thể nói là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh vẩy nến, thường một số biểu hiện ở da có thể báo hiệu bệnh vẩy nến mà bạn nên cảnh giác như: Da khô, sau đó xảy ra hiện tượng bong tróc, xuất hiện vẩy dày, dùng tay cạo lớp vẩy trắng sẽ xuất hiện một lớp da hồng nhìn như sáp nến. Những tổn thương ở vùng da ban đầu thường nhỏ, nhưng nếu để lâu và không có phương pháp điều trị kịp thời, đường kính của những tổn thương này có thể lan rộng, thậm chí diễn biến rộng đến toàn thân rất nghiêm trọng. Với những dấu hiệu khác nhau ở da cũng như vùng da bị tác động, mà người ta chia vẩy nến thành một số dạng điển hình như:

❏      Vẩy nến thể mảng: Vùng tổn thương xuất hiện từng mảng trên da, chủ yếu là khuỷu tay, đầu gối vùng lưng bụng…Thường thì bệnh sẽ xuất hiện thành từng đám và nổi mảng da sần.

❏      Vẩy nến da đầu: Đây là một dạng vẩy nến khá thường gặp hiện nay, thường vùng da đầu sẽ xuất hiện vẩy trắng bong tróc và sần sùi, tóc rụng, và trắng trở thành sợi trắng hơn.

❏      Vẩy nến thể giọt: xuất hiện bệnh vẩy nến nhưng không nghiêm trọng mà chỉ là những chấm nhỏ như giọt nước ở da, thường không xuất hiện tập trung tại một vùng nào đó mà là bất cứ vùng da nào tại cơ thể đều có thể xuất hiện dạng vẩy nến thể giọt.

❏      Vẩy nến thể mủ: Đây có thể được xem là dạng nghiêm trọng nhất, vùng da không khô và có vẩy trắng như bình thường mà chúng lại xuất hiện mủ trắng xanh dưới da, khi vỡ ra chúng sẽ làm vùng da bị tổn thương lở loét rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh vảy nến mặc dù chưa có câu trả lời chính thức nhất, nhưng có một vài giải thích cho rằng bệnh gây ra do một sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch, đặc biệt là các bạch cầu loại T (lympho T). Thông thường, những tế bào này theo máu khắp cơ thể để truy lùng, tiêu diệt các sinh vật hoặc hóa chất gây bệnh. Trong bệnh vẩy nến, bạch cầu T tấn công nhầm các tế bào biểu bì, tưởng chúng là thù địch. Bị kích thích, biểu bì tăng sinh rất nhanh trong vòng vài ba ngày, thay vì cả tháng như thường lệ. Không tróc kịp, các tế bào này xếp thành từng lớp vẩy trên da.

Dùng các loại mỡ, dạng kem bôi, dung dịch với mục đích bong vẩy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vẩy da như:

❏      Mỡ Salicyle 5%, 10%

❏      Vitamin D3và dẫn chất

❏      Goudron

❏      Kem Sorion

❏      Nếu bệnh gặp ở bàn chânthì nên luôn luôn đi giày có bít tất khi đi ra ngoài đường, điều này sẽ giúp da chân không cảm thấy khô, đồng thời ngăn ngừa các vết nứt ở da bị nhiễm khuẩn.

❏      Hạn chế tiếp xúc với xà phòng (xà bông).

Viêm da tiếp xúc

Phát ban có đường viền nhìn thấy được và xuất hiện nơi da bạn   chạm vào chất kích thích

●       Xuất hiện giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng

●       Phát ban có đường viền nhìn thấy được và xuất hiện nơi da bạn chạm vào chất kích thích

●       Da bị ngứa, đỏ

●       Chỗ bị phồng da chảy nước, rỉ, hoặc trở nên khô cứng.

Các triệu chứng bao gồm khô, đỏ hoặc rộp da; ngứa và hơi khó chịu. Ngứa và rát da dữ dội từ 24 – 36 tiếng sau khi tiếp xúc, theo sau là các nốt rộp chảy nước kèm theo da đóng vảy và sưng. Chất lỏng trong nốt rộp không lây nhiễm cho người khác. Bạn nên tránh gãi vì có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hít vào hoặc nuốt chất kích ứng có thể gây thở khò khè hoặc buồn nôn.

Các nguyên nhân bao gồm các chất tiếp xúc trực tiếp với da gây kích ứng hoặc gây ra dị ứng:

❏      Nhựa thông – nhựa sản xuất bởi cây thường xuân độc, sồi độc (sơn độc là nguyên nhân phổ biến);

❏      Bạn cũng có nguy cơ bị bệnh nếu tiếp xúc vào quần áo hoặc thú nuôi dính phải chất đó;

❏      Một số nguyên nhân khác bao gồm quần áo (len), chất tẩy rửa gia dụng, hương liệu (như trong xà phòng, dầu gội), kim loại mạ kiềm, thuốc nhuộm, thuốc uống, thuốc trừ sâu và các chất hóa học khác.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm da bằng cách khám da của bạn và hỏi xem bạn có tiếp xúc với vật chất nào có khả năng gây viêm không. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra độ dị ứng của da bằng cách để da bạn tiếp xúc với một lượng nhỏ chất có thể gây kích ứng da và theo dõi vết phát ban trong vòng một tới hai ngày. Cách điều trị tốt nhất là tránh tiếp xúc. Hoặc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ như thuốc kháng viêm (steroid) dạng đắp hoặc uống, thuốc kháng histamin (đối với bệnh ngứa) và phương pháp trị liệu miễn dịch để giảm thiểu phản ứng. Steroid (như prednisone) có thể được dùng ở dạng thuốc viên, thuốc tiêm hoặc ở dạng kem và thuốc mỡ.

Mụn cóc

Nguyên nhân gây bệnh từ nhiều loại vi-rút khác nhau có tên là   Human papillomavirus (HPV) 

●       Gây ra bởi nhiều loại vi-rút khác nhau có tên là Human papillomavirus (HPV) thường gặp ở người

●       Có thể được tìm thấy trên da hoặc màng nhầy

●       Có thể xảy ra đơn lẻ hoặc theo nhóm

●       Dễ lây và có thể truyền sang người khác

Virus human papillomavirus (HPV) chính là thủ phạm gây ra mụn cóc, và những vết trầy xước trên da sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho virus thâm nhập vào cơ thể. Mụn cóc có thể lây lan từ người sang người. Bạn có thể bị mọc mụn cóc do chạm vào mụn cóc của người khác hoặc đồ dùng của họ. Thông thường, mụn cóc phải mất khoảng vài tháng để phát triển về kích thước và xuất hiện trên da nên hầu như không ai phát hiện ra mụn cóc đang mọc trên cơ thể mình.

Để giảm nguy cơ lây lan mụn cóc: Không tỉa, cắt hoặc cạo khu vực có mụn để tránh lây lan virus. Không sử dụng cùng dụng cụ móng tay cắt trên mụn cóc rồi sử dụng trên móng tay khỏe mạnh. Đừng cắn móng tay nếu có mụn gần các móng. Giữ bàn tay khô ráo nhất có thể, vì da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho mụn cóc phát triển nhiều hơn. Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc. Sử dụng dép tắm và đồ dùng riêng để không lây bệnh cho người xung quanh.

Thủy đậu:

●       Nốt mụn xuất hiện thành cụm, mụn chứa đầy nước, ngứa, đỏ

●       Phát ban kèm theo sốt, đau nhức cơ thể, đau họng và chán ăn

●       Vẫn có nguy cơ truyền nhiễm cho đến khi tất cả các mụn nước đã bị vỡ

Nguyên nhân gây bệnh là do virus mụn rộp varicella-zoster. Bạn có thể bị lây bệnh thủy đậu (trái rạ) nếu như bạn ở gần người mắc bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với chỗ rộp da trên người mắc bệnh.

Các triệu chứng xuất hiện từ 7-21 ngày sau khi nhiễm virus, bao gồm sốt nhẹ, sổ mũi, ho nhẹ, đau đầu, mệt mỏi và chán ăn. Những chấm đỏ sẽ xuất hiện trên cơ thể trong 2-3 ngày rồi trở thành mẩn ngứa, từ đó hình thành nên những chỗ rộp dần dần khô và đóng vảy từ 4-5 ngày. Có thể chỉ có vài nốt hoặc cũng có thể lên đến 500 nốt rộp. Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan cao nhất trong 1-2 ngày trước khi nổi mẩn ngứa và lên đến 6 ngày sau khi hình thành những nốt rộp. Miệng, tai và mắt cũng có thể xuất hiện những chỗ loét.

Bệnh thủy đậu điều trị hiệu quả nhất trong vòng 24 giờ đầu sau khi có những biểu hiện của bệnh. Ở mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những phác đồ điều trị riêng.

❏      Điều trị ngoài da bằng dung dịch xanh methylen để chống nhiễm khuẩn

❏      Sử dụng các thuốc kháng histamin để giảm ngứa cho bệnh nhân

❏      Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen để hạ sốt

❏      Mỗi ngày 2-3 lần nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol..